Khi lớp sơn ngoài bị trầy xước, lớp thép bên trong tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài dẫn đến bị ăn mòn, đó là lý do sơn tự hồi phục được phát triển.
Theo Bộ Quốc Phòng Mỹ, chi phí sửa chữa khí tài bị gỉ sét ăn mòn của Hải Quân lên đến 7 tỷ đô la mỗi năm. Đó chắc chắn là một động lực để giữ khí tài quân sự không bị ăn mòn, gỉ sét. Các nhà nghiên cứu từ Văn Phòng nghiên cứu Hải Quân và phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng thuộc trường Đại Học Johns Hopkins đang nghiên cứu một loại bột có thể cho phép lớp sơn bị trầy xước hoặc sứt mẻ có thể "tự chữa lành như da con người".
Loại bột đó được gọi là Polyfibroblast, được tạo thành từ các sợi Polymer có chứa một loại nhựa dầu. Polyfibroblast có thể được thêm vào lớp sơn lót để hoàn toàn bao phủ bề mặt bên ngoài của một chiếc xe, tàu hoặc máy bay. Khi lớp sơn ngoài bị trầy xước gây vỡ kết cấu lớp Polyfibroblast bên dưới, tinh dầu sẽ chảy ra ngoài và hình thành một lớp "sáp, sơn chống thấm" bảo vệ lớp thép tiếp xúc với các yếu tố từ bên ngoài.
Trong quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, bề mặt thép phủ loại bột này có thể chống gỉ sét đến 6 tuần, trong một môi trường đầy sương muối.
Nghe thì có vẻ quen thuộc, vì nhiều loại sơn tự phục hồi đã được phát triển trước đây, nhưng chỉ là dành cho những người quan trọng tính thẩm mỹ của chiếc xe. Còn loại bột Polyfibroblast được phát triển dành riêng để bảo vệ khí tài quân sự trong nhiều môi trường khác nhau.
Tiến sĩ Jason Benkoski, nhà khoa học chính của dự án cho biết : "chúng tôi không quan tâm nó đẹp, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc ngăn chặn sự ăn mòn".
Nguồn : Office of Naval Research
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"