Các máy bay thương mại hiện đại có nguy cơ bị tin tặc tấn công và chiếm quyền từ xa
Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Chính phủ Mỹ, các máy bay thương mại hiện đại vẫn có thể bị tin tặc xâm nhập và chiếm quyền điều khiển từ xa, thậm chí khi người đó ở dưới mặt đất, do việc khai thác sử dụng rộng rãi internet trên máy bay.
"Các phương tiện công nghệ liên lạc hiện đại, bao gồm cả kết nối Internet, đang càng ngày được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy bay, đã tạo nên cơ hội cho những cá nhân không có thẩm quyền được phép xâm nhập và can thiệp vào hệ thống điện tử trên máy bay", bản báo cáo được đưa ra bởi các chuyên gia an ninh mạng và hàng không.
Hệ thống máy bay tối tân sử dụng giao thức IP mạng để liên lạc với Cơ quan hàng không liên bang (FAA) và nếu một hệ thống kết nối với địa chỉ IP này bị xâm nhập, thiệt hại có khả năng lây lan sang các hệ thống khác trong cùng mạng lưới.
Bản báo cáo tuy không cung cấp chi tiết cách thức xâm nhập và chiếm quyền điều khiển được thực hiện thế nào, nhưng cho biết tin tặc sẽ vượt qua các tường lửa vốn được tạo ra nhằm phân cách giữa hệ thống điều khiển bay và hệ thống giải trí. "Các tường lửa thuộc về phần mềm, nên những tin tặc này có thể tấn công được giống như tấn công những phần mềm khác và xâm nhập vào", bản báo cáo dẫn lời các chuyên gia.
Bản báo cáo này còn liệt kê những phương pháp mà một tin tặc có thể thực hiện được. Chỉ cần 1 "con virus máy tính hoặc phần mềm độc hại được cài vào những trang web mà các hành khách trên chuyến bay truy cập vào" cũng có thể giúp tin tặc xâm nhập vào hệ thống dữ liệu trên máy bay thông qua những máy tính đã bị nhiễm mã độc. Ngoài ra, còn một khả năng khác có thể xảy ra là các cổng kết nối vật lý, như cắm USB tại chỗ ngồi của hành khách chẳng hạn, và từ đó có thể thâm nhập vào hệ thống điện tử của máy bay.
Tuy nhiên, có nhiều cách để đối phó với những mối đe dọa này: các máy bay hiện đại có một số cơ chế dự phòng để đối phó với các vấn đề có tiềm năng gây nguy hiểm. Bản báo cáo từ Văn phòng Chính Phủ Mỹ không nêu rõ đã có những cuộc thử nghiệm thực tế để đối phó với tình huống này chưa hay chỉ thử nghiệm mẫu trên lý thuyết mà thôi. Tin vui là các mẫu máy bay cũ với tuổi đời từ 20 năm trở lên do không có internet nên sẽ ít gặp rủi ro về trường hợp bị tin tặc tấn công.
Báo cáo kết luận rằng Cơ quan hàng không liên bang cần phải xác định lại những lỗ hổng trên hệ thống điện có nguy cơ bị tấn công và phải loại bỏ chúng ngay để tránh gây nguy hiểm đến ngành hàng không thương mại.
Keith Washington, trợ lý thư ký đại diện cho Cơ quan hàng không liên bang đã soạn thảo một lá thư phản hồi với nội dung: "Nhận thấy mối đe dọa an ninh mạng ảnh hưởng đến các hệ thống thông tin liên bang đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và đang phát triển nhanh chóng; công việc phát hiện và phòng chống càng ngày càng khó khăn hơn. Vì thế chúng tôi nhìn nhận sự việc này thật nghiêm túc."
Boeing và Airbus cũng đã hồi âm với bản báo cáo của Văn phòng Chính Phủ Mỹ, bằng việc nhấn mạnh lại lần nữa họ sẽ chú tâm vào việc thiết kế máy bay an toàn hơn. Các máy bay "sẽ có nhiều hơn một hệ thống điều hướng dành cho các phi công" và "không thể thay đổi kế hoạch bay vốn đã được định sẵn trong hệ thống bay nếu không có sự xem xét và phê duyệt từ phi công".
Ngoài ra, có một số biện pháp an ninh trên máy bay "giúp đảm bảo quá trình hoạt động của máy bay được an toàn”. Airbus cũng công bố rằng họ "liên tục đánh giá và xem xét lại cấu trúc hệ thống của các sản phẩm, với mục tiêu thiết lập và duy trì chuẩn mực về an toàn và an ninh cao nhất".
Tham khảo: Reuters.
>> Huyền thoại máy bay vận tải quân sự C-130 trong Fast and Furious 7 và những câu chuyện chưa kể
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương