Các nhà cung cấp OTT trước cơn bão tin nhắn rác

    PV,  

    Cũng giống như câu chuyện các nhà mạng viễn thông truyền thống, vấn nạn tin nhắn rác không chỉ “hoành hành” trên SMS.

    Thực tế cho thấy OTT hiện là một trong những kênh truyền thông có số lượng người sử dụng tăng nhanh chóng mà đối với nhiều cá nhân, doanh nghiệp thì việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ trên kênh này thì vẫn là rẻ, tiện lợi và nhanh chóng nhất để tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

    Chuyện không của riêng ai

    Cũng giống như câu chuyện các nhà mạng viễn thông truyền thống, vấn nạn tin nhắn rác không chỉ “hoành hành” trên SMS mà đã và đang xuất hiện tràn lan đến mọi nhà cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam… nhằm tấn công người dùng OTT với nhiều hình thức “spam” ngày càng tinh vi hơn.

    Noname

    Tin nhắn rác thường được phát tán với đa phần nội dung là thông tin quảng cáo sản phẩm, trúng thưởng… gây khó chịu cho những người đang sử dụng nghiêm túc các tiện ích thiết thực mà OTT mang lại. Có thời điểm, một người dùng OTT bình thường phải nhận từ 5 đến hơn 10 tin nhắn rác mỗi ngày nên “sợ quá” phải gỡ bỏ luôn ứng dụng OTT ấy và chuyển sang dùng một OTT khác, nhưng số lượng tin nhắn rác vẫn tràn ngập máy. Dễ hiểu rằng, các tin nhắn rác không đến từ nhà cung cấp OTT mà đến từ các cá nhân hoặc doanh nghiệp thiếu ý thức muốn dùng tin nhắn rác để “khủng bố” thông tin quảng cáo của riêng họ.

    Cụ thể, đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ "spammer" trong việc gửi tin nhắn rác trên nền tảng các ứng dụng OTT với những kiểu mời chào hấp dẫn như: tự động gửi tin nhắn hàng loạt đến tất cả các OTT, tránh được bộ lọc... Các phần mềm này thường mua kho dữ liệu số điện thoại giá rẻ được bày bán tràn lan trên mạng, hoàn toàn không có một sự cam kết chắc chắn về đầu số có thể sử dụng được, bao nhiêu % số thuê bao có thể sử dụng được trên OTT là do sự may rủi của các “spammer”.

    Các nhà cung cấp OTT trước cơn bão tin nhắn rác

    Trong chiến lược "ném đá thông tin giữa biển khơi" này, OTT nào có số lượng người sử dụng hằng ngày cao sẽ trở thành OTT bị dính tin nhắn rác nhiều nhất. Thời gian qua, Viber dường như trở thành mục tiêu của rất nhiều ứng dụng gửi tin rác, từ số lượng người dùng đông đảo có thể spam tin nhắn, đến logo thương hiệu màu tím quen thuộc bị các phần mềm này giả mạo. Mặc dù những phần mềm spam đều hứa hẹn sẽ hỗ trợ gửi tin nhắn hàng loạt trên các OTT khác nhau, nhưng có thể nói cái tên Viber sẽ thu hút nhiều cá nhân, tổ chức muốn quảng bá thương hiệu hơn cả.

    Động thái từ những nhà cung cấp dịch vụ OTT

    Theo dõi tình hình hiện nay cho thấy, các OTT tại Việt Nam đều đã và đang cố gắng triển khai theo nhiều hướng khác nhau để ứng phó kịp thời với hiện trạng nhức nhối từ vấn nạn “tin nhắn rác” này. Hầu hết các OTT đều ra nhiều biện pháp như: khóa những thuê bao thường xuyên “spam”, hạn chế số lượng tin gửi đi từ cùng một đầu số, thêm chức năng chặn từng hoặc nhóm đối tượng vào ứng dụng… Nhưng xem chừng các biện pháp chống spam này vẫn chưa thực sự vì người dùng và không thể giải quyết được triệt để vấn đề. Đơn giản là bạn có thể chặn được việc nhận tin nhắn từ một người lạ từ tài khoản này nhưng đối tượng gửi tin nhắn rác sẽ sử dụng tài khoản khác để tiếp tục "hành hạ" nạn nhân. Song song đó, thực tế cho thấy có rất ít người dùng thông thường được biết đến tính năng “ẩn” này.

    Về phía Viber, chúng tôi liên lạc trực tiếp với đại diện của nhà cung cấp dịch vụ OTT có số lượng người dùng đông đảo tại Việt Nam này để hỏi về các chiến lược ứng phó với vấn đề tin nhắn rác, Bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh cho biết: “Viber đã triển khai các biện pháp nâng cấp hệ thống nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công, thêm tính năng chặn số, các bộ lọc tin nhắn quảng cáo thông minh liên tục được cập nhật cho phép tự động phát hiện, hạn chế tin nhắn rác. Ngoài ra, Viber cũng sẽ đồng hành cùng người dùng bằng việc đưa thêm lựa chọn gởi thông tin về các tin nhắn spam đến Fanpage của Viber nhằm giúp phân tích và bổ sung vào bộ lọc chống spam của Viber để ngày càng hoàn thiện hơn. Thay vì bỏ nhiều tiền cho các hoạt động truyền thông, Viber sẽ dùng một phần ngân sách này để chống tin nhắn rác triệt để”.

    Cũng được biết, chính sách của Viber là không kinh doanh quảng cáo qua tin nhắn cho bất kì sản phẩm hoặc thương hiệu nào. Vì vậy, để bảo vệ người dùng tốt hơn, Viber đã và đang làm việc với công ty luật để thu thập thông tin nhằm đưa ra tòa các đơn vị lợi dụng thương hiệu của mình kinh doanh các phần mềm tin nhắn quảng cáo. Tín hiệu tốt là một vài doanh nghiệp (như Solid, Viettek) đã dừng hẳn việc kinh doanh phần mềm phát tán tin nhắn rác, và một số đối tượng “spamer cứng đầu” khác sẽ bị Viber khởi kiện trong thời gian tới nếu vẫn tiếp tục vi phạm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ