Tuy vậy, cường độ dòng diện của nó vẫn rất thấp.
Vừa qua, các nhà khoa học tại đại học New York đã chế tạo thành công "viên pin chạy bằng năng lượng vi khuẩn trên tấm giấy mỏng". Được biết, dự án này sinh ra dành cho những thiết bị điện tử có tuổi thọ ngắn, sử dụng nguồn năng lượng sạch với môi trường.
"Kỹ thuật sản xuất đặc biệt này sẽ giảm thời gian và chi phí sản xuất những loại pin truyền thống khác, và loại pin sinh học này hứa hẹn sẽ là một nguồn năng lượng hữu ích cho những vùng hẻo lánh", các nhà khoa học cho biết.

Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng một loại giấy sắc ký (chromatography), và một dải bạc nitrat có phủ một lớp sáp. Cực dương của viên pin được làm bằng polymer dẫn điện và nó có tích hợp một khoảng trống nhỏ để chứa dung dịch vi khuẩn, qua đó sự hô hấp của các tế bào sẽ tạo ra năng lượng cho viên pin.
Tất nhiên chúng ta không thể dùng dòng điện này cho các thiết bị lớn. Dòng diện được tạo ra bởi vi khuẩn có cường độ 31,51 microwatt tại 125,53 microamp với cấu hình 6 viên pin xếp thành 3 dải song song, và 44,85 microwatt tại 105,89 microamp với cấu hình 6x6. Với dòng diện này, các nhà khoa học nói rằng nó đủ giữ cho các thiết bị điện tử nhỏ duy trì sự hoạt động trong nhiều ngày.
Đây không phải là viên pin vi khuẩn đầu tiên nhóm nhà khoa học trên tạo ra. Bản prototype của nó được tạo ra từ năm 2015, với khả năng có thể xếp gọn như một hộp diêm.
Tham khảo TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Dù mất từ năm 1955, nhưng cả thế giới công nghệ hiện đại vẫn đang vận hành dựa trên những điều mà Albert Einstein từng nghĩ ra!
Ngày 18 tháng 4 năm 1955, tại bệnh viện Princeton ở tiểu bang New Jersey (Hoa Kỳ), Albert Einstein – nhà vật lý vĩ đại nhất của thế kỷ 20 – trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76.
Trải nghiệm MacBook Air M4: chiếc Air mạnh nhất và có thể là laptop đáng mua nhất của Apple hiện nay