Các nhà khoa học chứng minh rằng tuổi tác chỉ là một con số, nó không hề ngăn cản chúng ta thành công
Đằng sau sự thành công là rất nhiều yếu tố khác nữa, và tuổi tác không phải là một trợ ngại ngăn cản ta thành công.
Liệu còn có đủ thời gian để ta tạo nên một dấu ấn cho cuộc đời này? Câu hỏi ấy vẫn làm phiền lòng bất kì ai vẫn bỏng cháy cái ham muốn làm nên ước mơ cho mình.
Những ví dụ sau không hề có ý làm cho bạn nản lòng, đây là những con người đã tạo nên lịch sử khi họ còn rất trẻ. Charles Darwin nêu lên thuyết chọn lọc tự nhiên khi ông mới 29 tuổi; Marie Curie có được phát hiện lớn về phóng xạ khi bà vẫn còn đang ở tuổi thanh xuân, khi người con gái đẹp nhất vào những năm tuổi 20; Mozart đã có thể chơi đàn và soạn nhạc khi lên 5.
Mozart - Marie Curie - Einstein.
Suốt nhiều năm trời, các nhà khoa học nghiên cứu về các thành tựu trong lịch sử đã chỉ ra rằng trong rất nhiều lĩnh vực, những thử nghiệm thành công và những mốc thành tựu lớn đến từ những khoảng thời gian đầu đời của những thiên tài.
Rốt cục thì, người trẻ có thể tận tụy cống hiện với sức xuân mà những người đứng tuổi không thể. Thậm chí, những linh hồn trẻ trung còn có thể thu hút những sự ủng hộ, những người thầy gạo gội chỉ bảo hay những lời khuyên vô giá từ những cuộc gặp mặt với những con người già dặn hơn.
Giờ đây, một bản phân tích thông tin mới của các nhà khoa học đã chứng minh rằng tuổi tác không hề ảnh hưởng tới sự thành công. Và rằng sự kết hợp giữa tính cách, sự chăm chỉ kiên trì và sự may mắn thuần túy, cùng với trí thông minh đã tạo nên sự thành công Ở BẤT KÌ ĐỘ TUỔI nào.
Kết luận của nghiên cứu này chỉ đơn giản là: Đừng bao giờ từ bỏ. “Thời điểm bạn bỏ cuộc chính là lúc sự sáng tạo của bạn tàn lụi”, đó là những gì ông Albert-Laszlo Barabasi cùng với bà Roberta Sinatra, hai người dẫn dắt đội ngũ nghiên cứu đã rút ra sau những cố gắng phân tích của mình. Cả hai đều là những nhà vật lý học tài năng tại Đại học Đông Bắc Boston.
Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng sự kết hợp của các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau chính là chìa khóa nằm sau sự thành công. Nghiên cứu mới này đã thể hiện rõ rằng những tác động ấy có ảnh hưởng lên mọi mức độ mọi độ tuổi: những học sinh sinh viên đang nghiên cứu, những vị giáo sư còn trẻ, những nhà khoa học ở độ tuổi trung niên và còn tiếp như vậy nữa. Đó sẽ là bất kì ai không bị độ tuổi của mình (hay nói cách khác là chính trí óc mình) giới hạn.
“Kích cỡ của nghiên cứu này cực kì đáng nể”, vị giáo sư già đáng kính Dean Simonton tại Đại học California đã ca ngợi nỗ lực của các giáo sư trên như vậy. Ông còn nói thêm rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố kể trên và những thành công trong sự nghiệp có thể gặp ở vô số lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, tâm lý học hay những phát minh khoa học kĩ thuật, ...
Giáo sư Dean Simonton tại Đại học California.
Nghiên cứu của các giáo sư tại Đại học Boston tập trung nhiều vào ngành vật lý, gồm thông tin về 2.856 các nhà vật lý học với sự nghiệp kéo dài trên 20 năm, có ít nhất một bài nghiên cứu được xuất bản với khoảng thời gian 5 năm một lần. Bản thân những nghiên cứu ấy cũng phải được đánh giá là đủ lớn để có thể đưa vào trong diện xem xét.
Mặc dù những thành quả của các nhà vật lý học đến nhiều hơn vào giai đoạn đầu nghiên cứu, nhưng nó lại không hề liên quan gì tới tuổi tác của các nhà nghiên cứu cả.
Những kết quả trên phụ thuộc nhiều vào năng suất của từng nhà nghiên cứu. Những người trẻ hơn thường thử nghiệm nhiều hơn, và vì thế họ sẽ có tỉ lệ có được nhiều kết quả tốt hơn.
Dựa vào đó, nếu như đặt năng suất của hai nhóm nhà khoa học trẻ và già như nhau, thì họ cũng có thể có được thành công ở độ tuổi 50 như với độ tuổi 25 vậy. Và thêm nữa, chọn đúng thời điểm và chọn đúng dự án để theo đuổi hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố may mắn nữa.
Để chuyển thể tất cả những sự lựa chọn ngẫu nghiên ấy thành một cống hiến cụ thể thì cần một yếu tố nữa, được một trong số các nhà nghiên cứu kí hiệu bằng kí tự Q.
Ta có thể dịch Q một cách đơn giản là “kĩ năng” của cá nhân nhà khoa học, có thể bao gồm nhiều yếu tố nhỏ hơn như I.Q., động cơ làm việc, sự cởi mở với những ý tưởng mới hay khả năng hợp tác với những người khác. Hoặc đơn giản hơn, đó là khả năng làm việc với bất kì nguồn lực nào mà họ hiện có trên tay.
“Yếu tố Q này cực kì thú vị bởi lẽ nó có thể là những khả năng mà con người có nhưng lại không nhận ra được rằng đó là khả năng trọng tâm của họ”, giáo sư tâm lý học Zach Hambrick tại Đại học Bang Michigan nói. Ông lấy ví dụ về việc diễn đạt rõ ràng, “nếu một phát hiện cực kì hay những lại được diễn đạt một cách nghèo nàn, thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới bản thân nghiên cứu ấy”.
Yếu tố Q có một điểm thú vị nữa là nó có tính chất bất biến theo thời gian. Trái ngược với những gì mà ta tin tưởng, kinh nghiệm không làm khả năng con người thay đổi một cách thực sự rõ rệt. “Suy nghĩ ấy làm chúng tôi rất bất ngờ”, tiến sĩ Barabasi nói. “Chúng tôi tìm ra rằng ba yếu tố Q, năng suất và sự may mắn là ba yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau”.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thu thập dữ liệu từ những lĩnh vực khoa học khác và tìm ra rằng mỗi quan hệ giữa các yếu tố trên vẫn tồn tại.
Kết hợp các kết quả lại, nghiên cứu này kết luận được rằng những bản báo cáo nghiên cứu được đưa ra thử nghiệm là sản phẩm của yếu tố Q, điểm mạnh riêng của một nhà nghiên cứu và yếu tố may mắn. Bên cạnh đó còn có yếu tố thời điểm nữa, một dự án đến đúng thời điểm sẽ có thể lợi dụng được toàn bộ những yếu tố trên để phát triển, như nàng thơ bỗng đến với một nhà văn, như cảm hứng sáng tác đến với một nghệ sĩ hay một điệu nhảy ngẫu hứng bỗng xuất hiện trong đầu của một vũ công.
Với những yếu tố ấy, rất có thể những người năng suất lại không thể đạt đỉnh cao nhưng những người có yếu tố Q cao lại không thể thành công trong sự nghiệp. “Sự phát triển của chất lượng yếu tố Q, hay bất kì cái tên nào mà bạn gọi nó, sẽ khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau”, giáo sư Simonton nói. “Đó là lý do tại sao bạn thấy có người rất thành công trong lĩnh vực này lại thường không thể hiện tốt khi đổi sang lĩnh vực khác”.
Một yếu tố quan trọng khác có bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, đó là “địa vị” và đi kèm với nó, thường là một sự tự do nhất định để một người có thể trở nên liều lĩnh. Đó là những gì nhà tâm lý học Frank Sulloway tại Đại học California bổ sung.
“Jean-Baptiste Lamarck đưa ra dẫn chứng chứng minh cho sự tiến hóa của giống loài vào năm 1801 và khi đó ông đã 57 tuổi, đến tuổi 66 ông mới cho xuất bản cuốn sách ‘Philosophie Zooligique’ để ủng hộ cho thuyết tiến hóa”, giáo sư Sulloway nói. “Đây là ví dụ cực kì phù hợp để cho thấy rằng phải xét tới địa vị xã hội của một người để xét tới những nghiên cứu của họ, bởi lẽ những thuyết gây tranh cãi sẽ được đưa ra công chúng khi mà những nhà khoa học đã đủ gạo cội, đủ trí thông minh và danh tiếng để hỗ trợ họ”.
Ta có thể thấy rằng, việc “tuổi tác ngăn sự thành công” là do tâm lý chúng ta tự tạo ra rào cản và hơn nữa, khoa học đã chứng minh được rằng điều đó hoàn toàn không đúng. Những yếu tố khác cần được cân nhắc và thậm chí, ta còn có những ví dụ cụ thể về việc tuổi tác là một người bạn đắc lực trong những nghiên cứu khoa học.
Dù nạn còn trẻ hay thậm chí đã đứng tuổi, hãy đừng nản lòng trước khó khăn và hãy thể hiện rằng, tuổi tác chỉ là một rào cản mà loài người chúng ta tự vẽ ra. Hãy vẽ đè lên đó con đường thành công của chính mình!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín