Trong khi công nghệ thực tế ảo đang lên ngôi thì công nghệ này hứa hẹn sẽ là bước đột phá lớn.
Không thể phủ nhận Pokémon Go đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta theo cả hướng tích cực và tiêu cực, và bây giờ thật khó để tưởng tượng cuộc sống mà không có những sinh vật ảo xuất hiện ở mọi nơi, thậm chí ở những nơi không hề ngờ trước.
Nhưng mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn hiện tại khi các nhà nghiên cứu tại MIT đã nâng trò chơi tăng cường thực tế lên một tầm cao mới bằng một chương trình cho phép các đối tượng ảo như Pokémon tương tác với môi trường thực tế.
Đúng vậy, điều này có nghĩa là một ngày chúng ta có thể bắt một con Ponyta khi nó băng qua cả một khu vực rộng lớn hay tốn 20 Pokéballs để bắt Zubat vì nó làm rối tung rèm cửa nhà chúng ta.
Công nghệ này có tên Video chuyển động tương tác, không chỉ cho phép nhân vật hoạt hình di chuyển mà còn cho phép tương tác với các đối tượng trong môi trường thực tế như Pikachu với một bụi cây trong đoạn phim dưới đây.
Pokémon GO và công nghệ video chuyển động tuơng tác
"Kỹ thuật này cho phép chúng ta nắm bắt được hành vi vật lí của các đối tượng, cho phép chúng ta tương tác với chúng trong không gian ảo” Abe Davis từ Khoa học máy tính của MIT và Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo nói với MIT News. "Bằng cách làm video tương tác, chúng ta có thể dự đoán cách các đối tượng phản hồi với những tác động không biết trước và khám phá những cách tương tác mới.”
Công nghệ này hoạt động như thế nào?
Công nghệ này sử dụng các camera truyền thống để phân tích rung động vô hình phát ra bởi một số đối tượng trong khung hình. Những 'chế độ rung' sau đó được đưa qua một số thuật toán ở các tần số khác nhau đại diện cho những cách riêng biệt mà một đối tượng có thể di chuyển.
Dựa trên dữ liệu thu được từ 5 giây của đoạn phim, chương trình có thể xây dựng mô phỏng thực tế các chuyển động của một đối tượng trên màn hình của chúng ta.
"Nếu bạn muốn mô hình mà đối tượng phản ứng với các tương tác khác nhau, bạn có thể quan sát các đối tượng phản hồi với tương tác hiện có và cho rằng nó sẽ đáp ứng một cách phù hợp với những tương tác mới", Davis cho biết. Ngoài ra đội nghiên cứu cũng đã thậm chí xử lý được một số video hiện có trên YouTube.
Kĩ thuật này không chỉ cho phép các lập trình viên thả Pokémon hoặc các nhân vật hoạt hình khác vào môi trường và để chúng tương tác thực tế mà nó cũng có tác dụng ngược lại, tức là cho phép người dùng tương tác với thế giới ảo và thậm chí các đối tượng “bên trong” video, ví dụ như gẩy dây đàn guitar trong video hay tương tác với lá trong bụi cây.
"Khi bạn nhìn vào các công ty VR như Oculus, họ thường mô phỏng các đối tượng ảo trong không gian thực", Davis nói. "Công nghệ của chúng tôi lại làm được điều ngược lại, cho phép chúng tôi tương tác các đối tượng thực tế trong không gian ảo."
Báo cáo về công nghệ chưa xuất hiện trên các tạp chí nhưng đã được xuất bản trực tuyến. Công nghệ này hứa hẹn sẽ là một cuộc cách mạng lớn khi được đưa vào thực tế.
Tham khảo: sciencealert.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"