Các nhà khoa học khẳng định gió biển ngoài khơi đủ cung cấp năng lượng cho toàn thế giới
Gió biển - một nguồn tài nguyên dồi dào mà nếu ta tận dụng được nó, ta sẽ có lượng năng lượng khổng lồ.
Dù cản trở có tồn tại, chuyển đổi năng lượng gió biển thành điện có thể tạo ra chuyển dịch lớn trong ngành công nghiệp điện sạch.
Báo cáo khoa học mới khẳng định năng lượng chuyển đổi từ gió ngoài biển về lý thuyết đủ đáp ứng điện năng con người hiện nay đang dùng đến. Tuy nhiên những điều kiện để hiện thực hóa giải pháp này không hề đơn giản.
Việc các nước chung tay xây dựng được các tua-bin trên mặt nước trên quy mô này thực tế có lẽ không thể thực hiện được vì nhiều lý do. Trong số đó phải kể đến ảnh hưởng của công trình điện gió đến khí hậu và môi trường, tìm ra phương pháp xây dựng và bảo trì chúng trong điều kiện hiểm trở của biển cả v.v..
Tuy vậy nhưng tiềm năng cung cấp điện năng của một dự án như vậy đủ hứa hện để trở thành bước tiếp theo trong ngành công nghiệp điện "sạch".
Nhóm khoa học tại Stanford đã bắt đầu với các nhiên cứu về mức năng lượng trần cung cấp được bởi gió "trên cạn". Mức trần này chủ yếu nảy sinh bởi lượng ma sát gió mất đi khi va chạm với các công trình nhân tạo hay địa hình. Ngoài ra, hiện tượng "chắn gió" xảy ra khi tua-bin gió này giảm đi lượng gió tua-bin sau nhận được cũng giới hạn nhiều mức trần này.
Ở biển thì lại khác. Đầu tiên phải kể đến sức gió lên đến 70% cao hơn so với trên mặt đất. Và quan trọng hơn nữa là khả năng "hồi phục gió" của biển. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy tại các vùng biển vĩ độ trung, gió bão liên tục đẩy năng lượng xuống độ cao thấp hơn. Và như thế mức trần năng lượng tua bin có thể nhận được tăng lên bội phần.
Theo báo cáo khoa học, lượng gió nhận được tăng lên đến gấp ba lần so với gió "gặt hái" được trên mặt đất.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, những thí nghiệm đầu tiên về dự ấn đã được triển khai. Công ty công nghệ điện Statoil đang bắt đầu xây dựng một trang trại gió nổi trên mặt nước gần bờ tại Scotland. Trang trại sẽ nằm trên vùng nước sâu khoảng 100 mét với mức sản xuất điện đến 15 megawatt. Các tua bin sẽ có độ cao 253 mét (78 mét trong đó sẽ chìm dưới mặt nước).
Theo thành viên nhóm nghiên cứu Ken Caldeira: "Những thứ chúng tôi miêu tả có lẽ ngày nay chưa thực sự thực tế về mặt kinh tế. Nhưng một khi ngành công nghiệp dần tiếp cận phương án này, nhiều cơ hội sẽ nảy sinh cho ngành công nghiệp ấy".
Theo The Washington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"