Các nhà khoa học mô phỏng thành phố New York với 20 triệu người sẽ ra sao trong một vụ tấn công hạt nhân
Các nhà khoa học muốn biết những người dân trong thành phố New York mô phỏng sẽ phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công bởi một quả bom nguyên tử 10 kiloton.
Các nhà khoa học đến từ Đại học George Mason, Virginia đang tiến hành xây dựng một mô phỏng máy tính lớn nhất từ trước đến nay. Đó là một thành phố New York với khoảng 20 triệu người dân, mỗi người dân sẽ có cuộc sống, gia đình và tính cách riêng của họ.
Sau đó, họ sẽ tiến hành một cuộc tấn công bằng bom nguyên tử vào thành phố New York mô phỏng này. Mục đích là để theo dõi những gì diễn ra sau đó 30 ngày và xem phản ứng của người dân. Dự án này sẽ phải mất từ 3 đến 5 năm với số tiền đầu tư lên đến 450.000 USD.
Cả một thành phố New York rộng lớn với 20 triệu người dân sẽ được mô phỏng trong một hệ thống máy tính.
Giáo sư William Kennedy cho biết: “Khoa học xã hội hành vi là thứ mà không thể thí nghiệm thực tế. Chúng tôi không thể tiến hành khủng bố người dân để xem cách họ phản ứng như thế nào. Đó là lý do cần tới một hệ thống mô phỏng bằng máy tính”.
Các nhà khoa học sẽ phải mất nhiều năm để tiến hành thu thập dữ liệu, từ dữ liệu người dân trong thành phố, cho đến dữ liệu của các cuộc thảm họa từng xảy ra trước đây. Từ đó họ sẽ xây dựng một thành phố New York và mô phỏng một vụ tấn công hạt nhân.
Quả bom nguyên tử trong thử nghiệm này sẽ có sức công phá lên đến 10 kiloton. Để so sánh, quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki và Hiroshima có sức công phá khoảng 20 kiloton.
Thảm họa hạt nhân tại Thành phố Hiroshima sẽ được tái hiện trong một mô phỏng máy tính.
Sau khi thảm họa này xảy ra, các nhà khoa học sẽ theo dõi xem những người sống sót phản ứng như thế nào. Do những người dân trong thành phố ảo này được lập trình theo nhiều tính cách, các mối quan hệ khác nhau, họ sẽ có những phản ứng khác nhau và rất chân thực.
Hầu hết những người dân sẽ tìm kiếm cách liên lạc với bạn bè, gia đình hoặc các cơ quan chức năng. Họ sẽ phải đi tìm nước và thực phẩm. Sẽ có những người rất bình tĩnh, nhưng cũng có những người rơi vào hoảng loạn.
“Sẽ có những người cô lập, trở nên mất kiểm soát, họ có thể tấn công bất kỳ ai ngay cả những người muốn giúp đỡ họ”, giáo sư Kennedy cho biết: “Chính vì vậy mà chúng tôi cần phải tiến hành thử nghiệm này để biết được những cách ứng phó”.
Thành phố New York mô phỏng sẽ bao gồm đầy đủ hệ thống giao thông, từ đường xá, các phương tiện di chuyển, các công trình đổ nát sau thảm họa. Tất cả các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của từng người dân.
Ví dụ như một số người dân có thể bị mắc kẹt trong một tòa nhà, nếu như lối ra của tòa nhà đó đã bị bịt kín bởi đất đá. Hay một vài người có thể quyết định di chuyển bằng xe ô tô nếu họ tìm thấy một chiếc xe vẫn có thể hoạt động trên đường.
Sau khoảng thời gian thử nghiệm 30 ngày kể từ thảm họa hạt nhân, các nhà khoa học sẽ đánh giá kết quả xem những người dân này sẽ làm những gì, họ sẽ tập trung ở những đâu. Từ đó sẽ giúp các cơ quan chức năng có hướng tổ chức cứu nạn.
Nếu thử nghiệm này được tiến hành một cách thành công, liệu rằng các cư dân trong thành phố New York mô phỏng có biết được rằng bản thân họ chỉ là sản phẩm được tạo ra từ một hệ thống siêu máy tính?
Tham khảo: Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4