Liệu một loài côn trùng tưởng chừng như vô hại có thể giúp tạo ra loại tên lửa chết người không?
Những con chuồn chuồn bé nhỏ từ lâu đã là hình ảnh tượng trưng cho những ngày êm đềm. Dù nhìn có vẻ yếu đuối như vậy, nhưng nó thực sự là một trong những kẻ săn mồi lành nghề nhất hành tinh.
Tuy vô hại với con người, nhưng chuồn chuồn là sát thủ đối với loài côn trùng khác. Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia muốn tìm hiểu điều gì khiến loài côn trùng bay này trở thành một kẻ săn mồi tài năng như vậy với hy vọng một ngày nào đó sẽ áp dụng đặc tính săn mồi của nó nhằm cải thiện hệ thống dẫn đường cho tên lửa.
Chuồn chuồn đã có mặt trên Trái Đất hơn 300 triệu năm và tổ tiên của chúng là một trong những loài côn trùng đầu tiên phát triển cánh. Rõ ràng là chúng có rất nhiều thời gian để trau dồi kỹ năng săn bắt đến khía cạnh cực tốt.
Chuồn chuồn săn mồi
Các nhà nghiên cứu của chính phủ Mỹ đang cố gắng mở khóa bí mật cổ xưa của loài côn trùng này. Thời gian phản ứng của chuồn chuồn chỉ ở mức 50 mili giây, đây thực sự là loài săn mồi theo bản năng thay nghĩ về cách phản ứng với con mồi. Nếu việc săn bắt thực sự đã nằm trong gen của chuồn chuồn, các nhà nghiên cứu có thể sao chép bằng thiết bị điện tử và phần mềm, rồi đặt tất cả vào bộ xử lý của một tên lửa.
Các nhà khoa học tại Sandia đang khám phá cách sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo để tìm ra cách chuồn chuồn săn mồi, sau đó áp dụng vào khả năng của tên lửa. Chuồn chuồn không phải là động vật thông minh và chúng không có bộ não lớn, vì vậy bất cứ điều gì mang lại cho chúng những kỹ năng săn mồi xuất sắc như vậy đều có thể đơn giản đến bất ngờ.
Nếu các nhà khoa học có thể tìm ra cách sao chép kỹ năng săn của chuồn chuồn bằng công nghệ, thì kết quả sẽ là những tên lửa rẻ hơn, nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Việc học hỏi từ bộ não côn trùng là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của các nhà khoa học quốc phòng nhằm quan sát vương quốc động vật để biết cách học theo và áp dụng vào quân sự, từ các loại tàu ngầm bơi như cá mập đến máy bay không người lái nhỏ bé như chim ruồi.
Tham khào: Popularmechanic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bí ẩn y học: Trái tim được hiến tặng mách bảo chủ nhân mới tìm về nhà chủ nhân cũ, dù danh tính hai bên đã bị giấu kín
Câu chuyện có thật này nằm trong số những bí ẩn khó hiểu nhất của y học trong thế kỷ 20, mà cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm một lời giải thích thỏa đáng.
"Camera iPhone 16 Pro Max chẳng khác đời trước", thực tế sử dụng ra sao?