Các nhà khoa học muốn tạo lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi sự dòm ngó của người ngoài hành tinh

    NPQM,  

    Dù giải pháp đã được đưa ra nhưng thật sự ngọn ngành của mọi vấn đề vẫn nhận được rất nhiều quan điểm và ý kiến trái chiều trong giới khoa học.

    Stephen Hawking đã từng cảnh đưa ra những lời nhận định và cảnh báo dành cho nhân loại liên quan đến những động thái "quảng bá hình ảnh" của Trái Đất ra những phạm vi ngoài không gian. Lý giải cho điều này, ông kết luận rằng bất kỳ nền văn minh nào có khả năng bắt được những tín hiệu đó và phản hồi lại chúng ta đều đã phát triển qua quá trình lâu dài hơn loài người rất nhiều, và tất nhiên nền tảng công nghệ của chúng ta sẽ chỉ là hạt cát đối với những thành tựu của họ.

    Nói tóm lại, việc xóa sổ hoàn toàn nền văn minh nhân loại và phá hủy Trái Đất sẽ chỉ là một việc không mấy khó khăn đối với họ. Được biết, Hawking cũng không phải là người duy nhất dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này. Do đó, may mắn là các nhà khoa học, thiên văn học đến từ Đại học Columbia (New York) đã đưa ra một biện pháp khá thỏa đáng cho mối nguy hiểm tiềm tàng trên. Giáo sư David Kipping và học trò của mình Alex Teachey đã có một ý tưởng khá sáng tạo khi gợi ý phát triển tia laser tiên tiến để "che giấu tung tích" của Trái Đất trước những động thái tìm kiếm của những thế giới khác.

    Cụ thể, các nhà thiên văn học dựa vào cơ chế tìm kiếm dấu hiệu của các hành tinh khác nhờ vào các điểm sáng lạ thường khi một hành tinh vô tình ở vị trí quỹ đạo đặc biệt so với ngôi sao mà nó quay quanh. Giả sử những nền văn minh khác cũng đang áp dụng cơ sở công nghệ như vậy, chúng ta có thể sử dụng hệ thống kiểm soát laser để tạo nên một lớp "lá chắn" đánh lừa, khiến ánh sáng tự nhiên ban đầu không bị thay đổi bất thường. Chẳng hạn, khi đứng ở vị trí che mất một phần tia sáng từ Mặt Trời, laser sẽ được kích hoạt để bù đắp cho lượng ánh sáng thiếu hụt.

    "Hiện nay đây vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi chúng ta chưa thống nhất được liệu có nên xúc tiến giao tiếp với những nền văn minh ngoài Trái Đất hay cứ lặng lẽ tồn tại trong vũ trụ. Dù sao thì phương án của chúng tôi cũng có thể coi như một nước tính dự phòng," Kipping chia sẻ.

    Theo như đội ngũ phụ trách, để có thể thực hiện thành công, hệ thống laser có công suất 30 MW sẽ chỉ cần hoạt động trong 10 tiếng, 1 lần/năm, vậy là đã đủ để khắc chế những dấu hiệu sáng tự nhiên. Tất nhiên, không thể phủ nhận những thách thức đang chực chờ các chuyên gia phía trước.

    "Ngoài ra, chúng tôi có thể can thiệp cả vào vùng phản xạ ánh sáng của bầu khí quyển, khiến cho việc nhìn Trái Đất từ bên ngoài vũ trụ chỉ như thể đó là một hành tinh bỏ hoang chưa hề có sự sống," trích lời Teachey.

    Nhưng liệu chính những thế giới khác cũng đã tính trước đến việc sử dụng công nghệ này cho họ, đơn giản vì họ tồn tại và phát triển tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều? Nghe có vẻ như mang hơi hướng nặng về lý thuyết, nhưng thật sự giới chuyên gia cũng đã tính trước và lo lắng đến khả năng trên.

    Chung quy lại, vẫn còn đó một câu hỏi chưa nhận được bất kỳ câu trả lời thích đáng nào: Liệu chúng ta có thực sự muốn tiếp xúc với một thế giới mà từ trước vốn dĩ đã không muốn bị tìm thấy bởi các nền văn minh khác?

    Tham khảo: Futurism

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ