Các nhà khoa học Mỹ hé lộ dự án trăm tỷ đô phi thường: họ muốn tái đóng băng Bắc Cực để cứu Trái Đất
Một kế hoạch điên rồ, một biện pháp mà nhiều người cho là "bước đường cùng" để cứu lấy băng Bắc Cực.
Trái Đất đang nóng dần lên, đó là sự thực mà ai cũng biết. Điều đó xảy ra là do con người đưa một lượng khí thải lớn vào bầu khí quyển, đó là sự thực mà ai cũng biết và ai cũng xấu hổ với sự thực đó. Thời tiết nóng bức kết hợp với xu hướng nhiệt độ tăng kéo dài cũng khiến cho Bắc Cực đang trải qua giai đoạn có lẽ là tồi tệ nhất từ trước tới nay. Với đà này, số lượng cá thể gấu Bắc Cực sẽ giảm 30% khi năm 2050 gõ cửa nhà chúng ta, cuối những năm 2030 ta có thể sẽ không còn được thấy băng trôi trên biển nữa.
Vậy ta phải làm gì với những con số đáng sợ này đây?
Ảnh băng Bắc Cực từ NASA.
Ta có giải pháp thứ nhất, giảm lượng khí thải, dọn sạch những điểm ô nhiễm trên Trái Đất này. Nhưng một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bang Arizona lại không nghĩ đó là một giải pháp hiệu quả trong tình hình hiện nay, vì thế nọ đưa ra một giải pháp điên rồ: hãy đầu tư vào một dự án tỷ đô, đóng băng lại Bắc Cực và có lẽ vờ như mọi chuyện vẫn ổn.
Trước khi bước vào giải thích làm thế nào mà dự án điên rồ này có thể hoạt động, ta nên hiểu về tầm quan trọng của băng ở Bắc Cực. Điều đầu tiên và hiển nhiên nhất, toàn bộ hệ sinh thái phụ thuộc vào việc Bắc Cực phải có băng, hệ sinh thái ấy bao gồm cả con người – những người sử dụng băng ấy để săn bắn, di chuyển, sinh sống.
Thứ băng sáng màu ấy phản lại ánh nắng Mặt Trời, khiến cho hành tinh của chúng ta mát mẻ hơn. Nếu không có băng, hai cực của Trái Đất sẽ lưu giữ nhiều năng lượng hơn, khiến nhiệt độ tăng tại nhiều điểm trên Địa Cầu. Băng tan sẽ khiến một lượng lớn khí nhà kính thoát ra vào môi trường. Băng trên biển vốn dĩ vẫn điều khiển dòng biển, khiến chúng chảy ôn hòa hơn quanh hành tinh này.
Về cơ bản, Trái Đất chúng ta là một sinh vật sống khổng lồ, và căn bệnh băng tan này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của nó.
Các nhà khoa học đứng đằng sau nghiên cứu tái đóng băng này nghĩ rằng việc đóng băng nước biển để thay thế những chỗ băng đã bị mất trong khoảng thời gian qua sẽ chỉ cần tới một hệ thống bơm đặt trên những phao nổi trên biển, được cung cấp sức mạnh bằng một turbine gió, nhằm bơm nước từ trong lòng biển lên bề mặt.
Lớp băng và lớp nước bề mặt khiến cho nước ở tầng dưới bị cách ly, nhưng nếu đưa lượng nước tầng dưới ấy lên tiếp xúc với nhiệt độ bề mặt lạnh giá khoảng từ -40 độ C cho tới -35 độ C, lớp băng bề mặt dày thêm lên. Nghiên cứu của họ được đăng tải trên Earth’s Nature gợi ý rằng lượng nước được bơm lên sẽ biến thành băng và sẽ tồn tại suốt mùa đông.
Báo cáo nghiên cứu khoa học không nói rõ rằng nước ở độ sâu bao nhiêu sẽ là lý tưởng, và liệu hệ thống có hoạt động nếu như nhiệt độ bề mặt vượt quá mức cảnh báo. Nhưng tác giả nghiên cứu, bà Hilairy Hartnett nói rằng nước chỉ cần sâu từ 2 mét trở lên, và hệ thống sẽ vẫn hoạt động tới chừng nào băng vẫn đạt nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nước biển – khoảng -2 độ C.
Hiển nhiên là dự án này quá ư điên rồ và sẽ gặp phải rất nhiều thử thách. Đâu sẽ là một lượng gió đủ để turbine hoạt động liên tục? Ta sẽ lắp đặt hệ thống phao rải khắp Bắc Cực như thế nào? Và vật liệu thép ở đâu để mà sản xuất từng đó trang thiết bị?
Báo cáo ghi rằng “Theo ước tính, để lắp đặt thiết bị trên toàn Bắc Cực trong vòng một năm, dự án sẽ sử dụng hết hoàn toàn sản lượng thép của nước Mỹ, nhưng từng đó chỉ là 6% sản lượng toàn thế giới”. Dự án sẽ tiêu tốn khoảng 500 tỷ USD mỗi năm, kéo dài trong vòng 10 năm để có thể che phủ Bắc Cực với đủ số lượng phao bơm nước cần thiết.
Khó mà tin một dự án khổng lồ và điên rồ như thế này có thể trở thành sự thực, dù dự án nghe có vẻ rất khả thi nếu như các nước trên thế giới đồng tâm hiệp lực tập trung vào giải quyết nó. Theo một góc nhìn nào đó, dự án này vẫn khả thi và theo lời tác giả nghiên cứu, rằng chúng ta đã có thể thực hiện được Dự án Manhattan đưa nhân loại vào kỷ nguyên hạt nhân, thì ta hoàn toàn có thể tái đóng băng được Bắc Cực.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android