Các nhà khoa học phát hiện một hố đen siêu khổng lồ đang bay lung tung

    Dink,  

    Một hố đen khổng lồ đang nuốt hết mọi thứ trên đường đi của nó.

    Hố đen siêu khổng lồ luôn được định vị tại trung tâm của mọi thiên hà trong vũ trụ này. Ta vẫn chưa chắc chắn tại sao chúng luôn nằm tại trung tâm, nhưng ít ra thì ta vẫn có thể yên tâm rằng hố đen chết chóc ấy luôn nằm im tại chỗ. Nhưng có lẽ giờ đến lúc phải lo lắng rồi.

    Các nhà khoa học phát hiện ra một hố đen khổng lồ bị đẩy bật ra khỏi vị trí vốn có bởi một thiên hà khác, và giờ hố đen ấy đang di chuyển băng qua thiên hà mà chúng ngự trị, xé toang khoảng không vũ trụ. Nhìn hố đen vũ trụ khổng lồ ấy càn quét, có lẽ bạn sẽ thấy cảm kích hơn khi hố đen khổng lồ nằm giữa Ngân Hà của chúng ta vẫn đang đóng neo nguyên tại chỗ.

    Hố đen thông thường được tạo thành khi mà một ngôi sao khổng lồ hết nhiên liệu, “sập” xuống và tạo thành một khoảng không chết chóc, kéo mọi thứ vào đó, kể cả ánh sáng cũng không thể thoát được.

    Hố đen khổng lồ thì lớn hơn Mặt Trời của chúng ta tầm 100 tới 100.000 lần.

    Nhưng hố đen siêu khổng lồ, xứng đáng với cái tên của nó, lớn hơn Mặt Trời “bé nhỏ” của chúng ta tới cả trăm triệu lần. Hố đen lớn nhất mà chúng ta biết tới hơn Mặt Trời tới 10 tỷ lần.

    Các nhà khoa học cho rằng hố đen khổng lồ và siêu khổng lồ luôn là trọng tâm của mọi thiên hà trong vũ trụ. Có lẽ chức năng của nó là như một mỏ neo lớn, giữ thiên hà lại không cho nó trôi nổi trong vũ trụ.

    Bên cạnh đó, còn có những giả thuyết rằng vật chất tối chính là nguyên nhân tạo nên những hố đen khổng lồ ấy.

    Dù rằng chúng đến từ đâu và có chức năng gì, thì hố đen siêu khổng lồ vẫn luôn nằm tại chỗ. Nhưng trong những trường hợp cực kì hiếm gặp, một sự kiện thiên văn cực lớn xảy ra sẽ đánh văng hố đen khổng lồ ấy khỏi vị trí vốn có.

    Và giờ ta đã phát hiện được một trường hợp hiếm gặp như thế: một hố đen siêu khổng lồ đang phá tan rìa thiên hà SDSS J141711.07 522540.8, một thiên hà cách Trái Đất 4,5 tỉ năm ánh sáng.

    Ta đã biết về thiên hà này hơn một thập kỷ nay rồi, nhưng khi lần đầu tiên phát hiện ra nó, hố đen siêu khổng lồ kia vẫn đang ở nguy một chỗ: tại trung tâm thiên hà.

    Đội ngũ đã phát hiện ra sự kiện này, dẫn đầu là nhà vật lý học Dacheng Lin từ Đại học New Hampshire , nói rằng hố đen này văng ra khỏi chỗ ban đầu là do thiên hà của nó va chạm hoặc hợp nhất với một thiên hà gần đó. Các nhà nghiên cứu dự đoán là Ngân Hà của chúng ta cũng sẽ bước vào giai đoạn hợp nhất ấy trong vòng 5 tỷ năm nữa.

     Dải Ngân Hà.

    Dải Ngân Hà.

    Họ dự tính rằng khi va chạm, Mặt Trời của một ngân hà sẽ tiến gần tới hố đen siêu khổng lồ của thiên hà kia và điều đó sẽ khiến hố đen đó bị bật ra khỏi vị trí cũ, Mặt Trời ấy sẽ tiêu tan.

    Vậy ta có nên lo lắng về việc một hố đen nào đó tự nhiên lởn vởn trong vũ trụ, xé toang không thời gian trên đường di chuyển của nó không?

    Thực ra thì không (hoặc ít ra là chưa), cho tới khi hố đen đó vượt qua cả tỉ năm ánh sáng hướng về phía Trái Đất, nghe quả là bất khả thi. Nhưng hãy cứ nhớ rằng, vũ trụ vẫn còn nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng, những hố đen vũ trụ khác nữa và Thế Giới diệt vong bởi Trái Đất bị hút vào một hố đen chắc chắn sẽ là một cảm giác không thoải mái gì.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ