Các nhà khoa học phát triển thành công cổ họng nhân tạo, giúp chữa trị cho người bị mất giọng nói vì mất dây thanh âm
Phát minh mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc hứa hẹn sẽ mang lại giọng nói cho những người không may bị mất giọng nói chỉ vì đứt dây thanh âm.
Hầu hết mọi người đều coi lời nói là một đặc điểm hiển nhiên của con người. Nhưng thực sự để có thể phát ra tiếng nói, đó là cả một quá trình phức tạp bao gồm chuyển động miệng và sự rung động của các mô gấp hay còn được gọi là dây thanh âm trong cổ họng.
Nếu dây thanh âm không may bị tổn thương, một người có thể mất khả năng nói và phát ra âm thanh.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra cách cứu chữa tình trạng mất giọng cho những người như vậy nhờ một cổ họng nhân tạo. Thiết bị này có thể đeo được và gắn vào cổ như một hình xăm tạm thời, giúp biến đổi chuyển động của cổ họng và tạo ra âm thanh.
Các nhà khoa học đã phát triển các máy dò đo các chuyển động trên da người, chẳng hạn như nhịp tim. Tuy nhiên các thiết bị thông thường khó có thể chuyển đổi các chuyển động này thành âm thanh. Mới đây, ba nhà khoa học Trung Quốc là He Tian, Yi Yang, Tian-Ling Ren cùng các cộng sự đã phát triển thành công một nguyên mẫu cổ họng nhân tọa với khả năng tái tạo được âm thanh.
Mặc dù vậy để có thể hoạt động, nó cần phải gắn vào da trong thời gian dài. Đáng tiếc là thiết bị này không tạo được sự thoải mái cho người bệnh trong thời gian dài. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã tiếp tục cải tiến và phát triển cổ họng nhân tạo mỏng hơn, giống như một hình xăm tạm thời có thể gắn trên da mà không gây khó chịu.
Để tạo ra cổ họng nhân tạo, các nhà nghiên cứu đã đặt một tấm vật liệu graphene được cắt bằng tia laser lên một lớp film polyvinyl alcohol. Cổ họng nhân tạo có kích thước khoảng 0.6 inch x 1.2 inch, gấp đôi kích thước của móng tay cái con người.
Nhóm nghiên cứu sử dụng nước để gắn tấm film lên cổ họng của tình nguyện viên và sau đó kết nối với một điện cực và một bảng mạch, máy tính siêu nhỏ, bộ khuếch đại công suất và bộ giải mã chuyển động. Khi tình nguyện viên bắt chước các chuyển động lúc nói hoặc chơi nhạc cụ, những chuyển động này được chuyển đổi thành âm thanh phát ra, chẳng hạn như các từ.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể ứng dụng công nghệ này để giúp cho các bệnh nhân bị câm có thể nói được trở thành thông qua cổ họng nhân tạo.
Tham khảo Technology
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI