Khám phá giúp thay đổi nhận thức về quá trình thụ phấn của các loài thực vật biển
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc hệ sinh thái thủy sinh có những loài thụ phấn, hoạt động giống như các chú ong trên mặt đất.
Giống như họ hàng trên mặt đất, những loại cỏ biển phát tán phấn hoa để sinh sản. Cho đến nay, các nhà sinh học cho rằng những loài thực vật biển chỉ dựa vào nước để phát tán gen của chúng. Nhưng khám phá về “những con ong biển” mang phấn hoa đã thay đổi nhận thức này.
Trong những năm từ 2009 đến 2012, các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Độc lập của Mexico đã ghi lại cảnh những đêm mùa xuân khi mà các động vật giáp xác lang thang trên những bãi cỏ rùa (một loài cỏ biển), loài Thalassia testudinum.
Thông qua các video, họ phát hiện có nhiều loài động vật không xương sống di chuyển đến những bông hoa đực và phát tán phấn hoa đi khắp nơi, giống như những chú ong bay lượn xung quanh những nhà máy sản xuất phấn hoa trên mặt đất.
Những "chú ong biển" giúp thụ phấn cho cỏ biển
“Chúng tôi đã nhìn thấy tất cả những loài động vật này đến, sau đó chúng tôi thấy một số chúng mang theo phấn hoa,” nhà nghiên cứu chính Brigitta van Tussenbroek nói.
Khái niệm này khá mới, nên họ đã phát minh ra một thuật ngữ mới để mô tả nó: thụ phấn zoobenthophilous. Trước đó, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ đoán được rằng động vật cũng đóng vai trò trong việc thụ phấn của các loài thực vật biển.
Để xem liệu rằng những loài động vật không xương sống có thật sự thụ phấn cho thảm cỏ biển hay chúng chỉ đang ăn ở đây, van Tussenbroek và nhóm của bà đã thêm một loài giáp xác nhỏ vào bể thủy sinh có loài cỏ rùa.
Trong vài phút, phấn hoa đã xuất hiện trên những bông hoa cái, so với việc không hề có sự phát tán phấn hoa ở trong bể chứa không có loài giáp xác. Thông điệp thu được rất rõ ràng: những loài giáp xác nhỏ đã mang phấn hoa từ bông hoa này đến bông hoa khác, giúp chúng thụ phấn. Trong tự nhiên, họ nghĩ rằng việc thụ phấn này xảy ra chỉ nhờ có dòng nước.
Vậy cái gì đang diễn ra ở đây? Có vẻ như những loài động vật đã bị thu hút đến những bông hoa và bị dính phấn hoa của cỏ biển, chứ không phải là chúng đang đi làm từ thiện. Sau khi được ăn no nê, phấn hoa bám vào cơ thể của loài giáp xác, nó được đưa đến những bông hoa khác khi những loài này tiếp tục tìm kiếm thức ăn, giống như những chú ong.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm ra mối quan hệ này ở loài cỏ rùa, loài có hoa lớn mà thôi. Hiện tượng này chưa được tìm thấy ở hơn 60 loài cỏ biển khác.
Kelly Darnell từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận của Viện Thủy sinh của vùng Vịnh nói:
“Đó là sự thụ phấn bởi động vật có thể xảy ra ở một mức độ mới. Nó diễn tả một sự tương tác thú vị giữa động vật và thực vật mà chưa từng được mô tả trước đây.”
Không có gì bí mật khi những đồng cỏ biển là một hệ sinh thái vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ hỗ trợ cho nhiều loài động vật, từ giáp xác nhỏ đến những loài động vật có vú lớn như bò biển, mà rễ của chúng cũng giúp giữ lại các lớp trầm tích và chống xói mòn.
Lượng carbon có trong 2 ha rừng nhiệt đới mới bằng được lượng carbon mà 1 ha cỏ biển có chứa, vì vậy mà các nhà sinh thái đang nhìn nhận tầm quan trọng của loại “carbon màu xanh” này.
Nhưng không may, ẩn dưới những con sóng, hệ sinh thái xanh của chúng ta thường bị bỏ qua. Biết được sự tương tác giữa động vật và thực vật ở môi trường ven biển sẽ là một yếu tố quan trọng nếu như chúng ta muốn bảo vệ hệ sinh thái này.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập