Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang phát triển tòa nhà có 'trọng lực nhân tạo' cho sứ mệnh không gian
Các nhà khoa học Nhật tin rằng kiến trúc tối ưu ngoài Trái đất phải là hình nón.
Trong nhiều năm qua, các kiến trúc sư đã đề xuất một số ý tưởng về môi trường sống trong không gian có hình dạng kỳ lạ. Ví dụ như những quả cầu kín gió, mái vòm trắc địa và thậm chí cả cấu trúc hình đèn lồng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nhật Bản tin rằng kiến trúc tối ưu ngoài Trái đất phải là hình nón.
Tại một hội nghị khoa học diễn ra hôm 5/7 vừa qua, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Kyoto và công ty xây dựng Kajima Corporation đã công bố những hình ảnh kết xuất của một "cơ sở sống trọng lực nhân tạo" có hình dạng phù hợp với điều kiện sống gần đúng trên trái đất.
Cấu trúc xoay này cao 400 mét, được đặt tên là “The Glass”, và nó có thể hoàn thành một vòng quay đầy đủ sau mỗi 20 giây. Sử dụng lực ly tâm, nó cho phép những người ở bên trong đạt được mức “trọng lực bình thường” mà con người trên Trái đất quen dùng.
Được thiết kế cho các điều kiện khí quyển trên Sao Hỏa và Mặt Trăng, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu dựng một nguyên mẫu trên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2050, theo tờ báo địa phương Asahi Shimbum đưa tin.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản nói rằng việc tạo ra một môi trường có lực hấp dẫn giống Trái đất mới là chìa khóa để con người phát triển mạnh mẽ trong không gian.
“Nếu không có trọng lực, động vật có vú không thể sinh sản và con của chúng có thể không phát triển tốt”, nhóm nghiên cứu giải thích trong một tuyên bố báo chí. "Khi một người lớn lên trong môi trường không hoặc trọng lực thấp, cơ thể của họ sẽ thay đổi để họ không thể đứng dậy trên mặt đất."
Nhóm nghiên cứu của Đại học Kajima-Kyoto cho biết các nghiên cứu về lực hấp dẫn của NASA chủ yếu tập trung vào người lớn, chứ chưa đo lường được ảnh hưởng của chúng lên trẻ em. Và các nghiên cứu khác cho thấy việc di chuyển qua các trường trọng lực khác nhau có thể gây mất xương, đau lưng và sỏi thận.
Khi du lịch vũ trụ trở nên có sẵn cho nhiều người hơn, các nhà nghiên cứu cho biết họ muốn làm sáng tỏ ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực đối với sự đa dạng của cơ thể con người.
Cấu trúc môi trường sống The Glass
Ngoài các môi trường sống độc lập, các nhà nghiên cứu nói rằng chúng ta cần nghĩ đến việc thiết kế các cơ sở hạ tầng trọng lực nhân tạo khác để hỗ trợ các cộng đồng trên các thiên thể khác. Phạm vi nghiên cứu của họ thậm chí còn bao gồm cả việc phát triển một hệ thống giao thông để đi lại giữa các hành tinh. Họ hình dung cái gọi là “Hệ thống theo dõi không gian hình lục giác” sẽ duy trì trọng lực bình thường trong các chuyến hành trình đường dài.
"Mỹ và UAE đang chủ động đề xuất việc di cư lên sao Hỏa, nhưng tôi muốn gửi một ý tưởng hoàn toàn nguyên bản từ Nhật Bản", Yosuke Yamashiki, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu vũ trụ có người lái SIC của Đại học Kyoto cho biết. "Các công nghệ cốt lõi không chỉ được phát triển bởi các quốc gia khác và điều này không thể thiếu để thực hiện việc di cư vào không gian của con người."
“Việc phát triển một cơ sở dân cư trọng lực nhân tạo với Đại học Kyoto sẽ là một bước ngoặt trong nghiên cứu vũ trụ", Takuya Ohno, một kiến trúc sư và nhà nghiên cứu tại Kajima, nói. "Chúng tôi sẽ làm việc để làm cho nghiên cứu chung này có ý nghĩa đối với nhân loại."
Tham khảo Qz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4