Kubernetes giúp giảm thời gian và công sức khi phát triển ứng dụng, đặc biệt trong môi trường sản xuất. Nếu có thể quản lý chi phí hiệu quả, chúng ta có thể bứt phá nhiều giới hạn với công nghệ này.
Việc áp dụng Kubernetes đang ngày một rộng rãi hơn, đối với cả nền tảng PaaS và phần mềm SaaS. Như vậy một cụm có thể chạy cho nhiều ứng dụng thuộc các nhóm, bộ phận, khách hàng hoặc môi trường khác nhau. Hiện nay Kubernetes có thể cung cấp khả năng quản lý một số cụm lớn, thay vì nhiều cụm nhỏ, giúp sử dụng tài nguyên phù hợp, đơn giản hóa quá trình quản lý và giảm phân mảnh.
Tuy nhiên theo thời gian, khi các cụm Kubernetes phát triển nhanh có thể gặp phải tình huống gia tăng chi phí ngoài mong đợi. Nguyên nhân có thể đến từ việc các ứng dụng trở nên không ổn định trong quá trình tự động thay đổi quy mô (ví dụ: biến động lưu lượng truy cập trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày), bùng nổ hoặc tăng đột biến lưu lượng (khi chạy các chương trình Black Friday khuyến mãi sâu hay các quảng cáo rầm rộ). Đối với việc "khắc phục" sự cố theo thói quen trong các mô hình truyền thống không có tính "co giãn", các bên có xu hướng cung cấp tài nguyên quá mức cho các cụm. Việc cung cấp quá mức dẫn đến phân bổ memory và CPU cao hơn đáng kể so với mức sử dụng cần thiết. Đối với các cụm Kubernetes trên đám mây, vấn đề cũng nằm ở việc chưa quen thuộc với cách sử dụng nên chưa tối ưu được chi phí.
Vì vậy, với mục tiêu là đảm bảo ứng dụng ổn định với chi phí thấp, chúng ta cần phải cài đặt hoặc điều chỉnh chính xác một số tính năng và cấu hình (ví dụ như autoscale/tự động tăng giảm, tự động thêm bớt, cấu hình và lựa chọn khu vực). Một yêu tố cũng quan trọng khác đó là cần đánh giá khối lượng công việc đưa lên, bởi vì tùy thuộc vào loại công việc và yêu cầu của ứng dụng, chúng ta cần phải áp dụng các cấu hình khác nhau để giảm chi phí hơn nữa. Theo dõi chi tiêu và có các biện pháp ứng phó nhanh cũng giúp kiểm soát tình hình hiệu quả.
Cùng đến với buổi Expert Talk #72 từ Bizfly Cloud về chủ đề: "Quản lý và tối ưu chi phí khi sử dụng Kubernetes Engine" và tìm hiểu những giải pháp cho vấn đề này.
Thông tin sự kiện:
Thời gian: 14h30 - 15h30 ngày 17/02/2023
Hình thức tổ chức: Livestream trực tiếp tại Zoom, Fanpage Bizfly Cloud
Nhận ngay Voucher trị giá 𝟓𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎Đ ngay khi đăng ký tham gia sự kiện
Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp các nội dung trong buổi sự kiện về:
1. Kubernetes quản lý tài nguyên như thế nào?
2. Tính toán tài nguyên sử dụng
3. Cách tính tiền của dịch vụ Kubernetes Engine
4. Tối ưu chi phí khi sử dụng Kubernetes Engine với Pod Autoscaler, Cluster Autoscaler
5. Q&A cùng diễn giả
Đăng ký tham gia miễn phí ngay tại: http://bit.ly/3IgdZ0Z
Việc tính toán, dự đoán tài nguyên sẽ cho người dùng Kubernetes giám sát được mức sử dụng thực tế của mình, đồng thời có thể đưa ra phương án tối ưu chi phí cho công việc của mình. Trong đó, Kubernetes khi triển khai với tính năng autoscaling sẽ giúp giảm chi phí hiệu quả. Cùng xem xét các công cụ giúp quản lý tối ưu chi phí bao gồm:
- Cluster Autoscaler: là công cụ giúp tăng hoặc giảm số lượng node trong Kubernetes Cluster sao cho phù hợp với số lượng pod vận hành. Nếu có quá nhiều node trống, Cluster Autoscaler sẽ loại bỏ chúng để giảm chi phí, và chuyển phần công việc sang các node khác đang có tài nguyên dư dả.
- Pod Autoscaler:
+ Horizontal Pod Autoscaler (HPA): scale theo chiều ngang - điều chỉnh tăng thêm hoặc giảm bớt các pod hiện có
+ Vertical Pod Autoscaler (VPA): scale theo chiều sâu - điều chỉnh tăng thêm hoặc giảm bớt tài nguyên (chẳng hạn CPU, RAM) cho các pod hiện có
Các công cụ này giải quyết các tình huống khác nhau và có thể sử dụng độc lập. Tuy nhiên, việc kết hợp tốt các công cụ này cùng nhau để chúng hoạt động đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất: giảm thiểu tối đa chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Một chiến lược triển khai hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kiểm soát tốt chi phí khi phát triển sản phẩm, ứng dụng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Về diễn giả Bizfly Expert Talk #72:
Anh Nguyễn Thế Thành - Team Leader DevOps Engineer, Bizfly Cloud
Là người trực tiếp tham gia vào quy trình phát triển phần mềm, anh Thành có cái nhìn tổng quát về kiến trúc phần mềm, quy trình phát triển, những vấn đề hay gặp phải khi triển khai ứng dụng trên nhiều môi trường khác nhau.
Từ góc độ của người làm DevOps, anh luôn muốn tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đẩy nhanh quy trình phát triển phần mềm và dịch vụ. Đây cũng là lý do mà anh mong muốn được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình tại Bizfly Expert Talk lần này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời