Cách đây 100 năm, người đàn ông phóng sinh 60 con chim lạ khiến nước Mỹ thiệt hại 1 tỷ đô mỗi năm
Không ngờ việc thả 60 con chim lạ lại khiến nước Mỹ thiệt hại tới 1 tỷ đô mỗi năm. Đây là loài chim gì?
- Khoa học có thể giúp cho con người mọc cánh và bay như chim không?
- Khi trời mưa, những con chim sẽ trú ẩn ở đâu?
- Không chỉ ruồi và gián ngay cả ếch, cá hay chim cút cũng từng được sinh ra và lớn lên trong không gian
- Từ Chim Điên hàng chục năm trước cho đến FPS hiện đại, đây là những trò chơi đã định hình ngành công nghiệp game di động
Việc thả các loài động vật vật ngoại lai vào môi trường mới có thể dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi hành vi này có thể khiến các loài vật này khó sống sót và ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái của địa phương, thậm chí gây ra sự xâm lấn của các loài.
Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Vào những năm 1920, có một số loài vật ngoại lai đã du nhập vào nước Mỹ. Trong quá trình điều tra ở châu Âu, một thành viên của Hiệp hội thuần hóa ở Mỹ, đã phát hiện ra một loài chim địa phương là chim sáo đá, hay còn được gọi là chim sáo đá châu Âu. Loài chim này có bộ lông mượt mà, đôi cánh màu đen xám, quanh cổ có những chùm lông đen.
Theo các chuyên gia, môi trường sống của động vật nên tuân theo những quy luật nhất định, bởi nếu thay đổi một cách nhân tạo sẽ dễ xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Phớt lờ sự phản đối của các chuyên gia khác, người đàn ông này đã trở về Mỹ cùng với 60 con chim sáo đá. Vị chuyên gia hy vọng rằng loài chim này có thể sinh sản ở Mỹ và mang đến những màu sắc khác nhau cho bầu trời nước Mỹ.
Ban đầu, chuyên gia lo lắng không biết đàn chim ngoại lai này có thể chịu được cái lạnh ở Mỹ không. Nhưng không ngờ những con chim sáo đá này không chỉ sống sót qua cái lạnh khắc nghiệt mà con sinh sản nhanh chóng. Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn, số chim sáo đá từ 60 con ban đầu đã tăng lên hàng ngàn con. Đàn chim này đã mang đến "thảm họa" cho nước Mỹ.
Đến năm 1960, số lượng chim sáo đá châu Âu ở Mỹ đã tăng đến 200 triệu con và chính thức trở thành mối đe dọa trên không tại quốc gia này. Loài chim sáo đá thường bay theo đàn với số lượng lớn, "thống trị" bầu trời của nhiều loài chim bản địa.
Nỗi ám ảnh do loài chim xâm lấn
Tuy nhiên, đây chưa phải là điều tồi tệ nhất. Bởi theo thống kê, hơn một nửa số vụ tai nạn máy bay ở Mỹ trong những năm 1960 là do va phải đàn chim sáo đá.
Vào ngày 4/10/1960, một chiếc máy bay Lockheed L188A Electra bay cất cánh từ sân bay Logan (Mỹ). Nhưng không ngờ chỉ vài phút sau khi cất cánh, máy bay đã xảy ra va chạm với đàn chim sáo đá. Cụ thể, một số con chim sáo đá còn bị hút vào động cơ máy bay, làm mất điện bất ngờ và cuối cùng gây ra thảm họa hàng không.
Chiếc máy bay này đã lao thẳng xuống vịnh Winthrop và làm 62 người thiệt mạng. Sau khi điều tra, lực lượng chức năng tìm thấy 75 xác chim sáo đá ở trên đường băng.
Theo các chuyên gia, những chiếc máy bay lớn có thể tiếp tục bay sau khi xảy ra va chạm với loài chim nặng tối đa là 2 kg. Tuy nhiên, ngay cả loài chim nhỏ như sáo đá thì cũng có thể làm hỏng động cơ của máy bay sau khi va chạm.
Loài chim sáo đá còn ăn hoa màu và trái cây, gây ra tổn thất lớn cho nền nông nghiệp của Mỹ. Theo tính toán sơ bộ của các cơ quan chức năng, nước Mỹ thiệt hại khoảng 1 tỷ USD mỗi năm do loài chim ngoại lai này.
Mặc dù Mỹ đã cho phép săn bắt chim sáo đá nhưng tốc độ sinh sản của loài chim này quá nhanh. Theo các chuyên gia ước tính, cho dù một triệu con chim sáo đá bị giết mỗi năm thì chúng vẫn đông đúc và là "bá chủ" bầu trời Mỹ.
Ngoài chim sáo đá, nước Mỹ cũng từng đau đầu vì sự hoành hành, xâm lấn của cự đà xanh. Đây vốn là loài động vật bản xứ ở Brazil và Mexico. Cự đà xanh lần đầu xuất hiện ở nam Florida (Mỹ) vào những năm 1960 sau khi một số cư dân thả ra tự nhiên khi thấy chúng quá lớn.
Không ngờ do thích nghi với môi trường khi hậu cận nhiệt đới ở Florida nên số lượng cự đà xanh tăng lên nhanh chóng. Các nhà chức trách đã nỗ lực xử lý tình trạng cự đà tăng số lượng bằng cách thuê một công ty tư nhân tiến hành tuần tra ở công viên và những nơi công cộng vào năm 2020. Dù loại bỏ được hơn 200 con cự đà nhưng số lượng của loài vật này vẫn tiếp tục gia tăng.
Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên rất khăng khít. Cả hai bên đều có sự cân bằng riêng. Một khi sự cân bằng của bên này bị phá vỡ thì bên còn lại cũng nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, con người nên đứng ngoài cuộc và không nên can thiệp vào bất kỳ hình thức cạnh tranh nào trong tự nhiên. Nếu làm ngược lại thì sẽ gây phá vỡ hệ sinh thái, dẫn tới những hậu quả khó có thể khắc phục được.
Sáo đá là loài chim nhỏ giống như chim sẻ nhưng chúng có đuôi ngăn, mỏ dài, thanh mảnh. Mỗi đàn chim sáo đá lớn có thể lên đến cả trăm ngàn con. Chim sáo đá châu Âu là loài chim dễ thích nghi với các vùng khí hậu và địa lý khác nhau. Các nghiên cứu cho rằng, chúng thường kết thành khối khi bay nhằm bảo vệ bản thân khỏi những loài chim săn mồi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời