Cách đọc các thông số trên card màn hình (Phần I)

    PV, Hàn Phương 

    Cảm thấy quá khó khăn khi không biết chọn card màn hình nào phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó một cách vô cùng dễ dàng.

    Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất chip xử lý đồ họa đang nằm trong tay 2 đại gia là Nvidia và AMD (được biết đến với thương hiệu ATI trước đây). Mặc dù vậy, mỗi hãng lại có một quy tắc đặt tên sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã bị “hoang mang” khi đứng trước danh sách dài dằng dặc card màn hình và các loại chỉ số. Hãy cùng GameK tìm hiểu những chỉ số cơ bản nhất về một chiếc card màn hình. Trong bài viết này, chúng tôi chọn GPU GeForce 9800GT của Nvidia làm ví dụ
     
     
    Trước hết, Nvidia hiện có 4 dòng chip xử lý chính: Quadro cho những tác vụ đồ họa, Tesla cho các loại máy chủ hoặc cần tốc độ xử lý cao, Tegra cho các thiết bị cỡ nhỏ như điện thoại di động, tablet hay netbook. Và cuối cùng là GeForce – những con chip xử lý cho nhu cầu gia đình hoặc cá nhân.
     
    Sau GeForce, 9800 là ký hiệu mã sản phẩm của Nvidia. Trước đây, hãng sản xuất card đồ họa này thường dùng ký hiệu gồm 4 chữ số đề phân biệt dòng sản phẩm của mình (ví dụ: 7xxx, 8xxx và 9xxx). Sau này, hãng mới quyết định đổi cách đặt tên khác (sẽ giới thiệu trong các bài viết sau).
     
    Đối với cách đặt tên cũ, số đầu tiên sẽ là Series của con chip được sản xuất, mỗi series sẽ có những đặc điểm riêng (sản xuất trên công nghệ bao nhiêu nanomet, hỗ trợ đổ bóng hay DirectX khác nhau…). Và theo quy luật tịnh tiến, số càng to càng có nghĩa là dòng card càng cao cấp. Ví dụ (9xxx sẽ có công nghệ mới hơn 8xxx). Tuy nhiên, chất lượng của một chiếc card còn phụ thuộc vào 3 chữ số sau.
     
     
    Những chiếc card nào có số càng to thì càng được trang bị nhiều tính năng cao cấp (bộ nhớ nhiều, xung nhịp cao…). Ví dụ, dòng 9600 sẽ là tầm trung trong Series 9, 9800 sẽ là cao cấp còn 9400 hay 9500 sẽ là hàng phổ thông.
     
    Cuối cùng, là ký hiệu đằng sau Series card. Nvidia dùng các loại chữ để ký hiệu về sức mạnh của từng sản phẩm trong nhánh nhỏ. Đó là: LE, GS, GSO, GT, GTS, GTX và Ultra (cho máy để bàn – còn có GX2 dành cho các loại card cắm kênh đôi) hay G, GS, GT, GTS (Cho laptop). Sức mạnh của các loại card cũng tăng tương ứng từ trái qua phải. Theo đó, các dòng card mang ký hiệu Ultra sẽ là “đỉnh cao” nhất, và LE là “thứ cấp”.
     
     
    Cũng bởi vì cách đặt tên khá phức tạp này, nên nhiều khách hàng không khỏi bỡ ngỡ khi chọn Card màn hình. Lý do là họ không biết liệu một chiếc card 9600 GT có mạnh hơn 9800GS hay không? Do đó, điều cần quan tâm tiếp theo chính là thông số kỹ thuật cụ thể của từng loại GPU. Hãy cùng nhìn qua bảng thông số của GPU GeForce 9800GT.
     
    GPU Engine Specs:
     

    CUDA Cores

    112

    Graphics Clock (MHz)

    600MHz

    Processor Clock (MHz)

    1500MHz

    Texture Fill Rate (billion/sec)

    33.6

    Memory Specs:
     
    Memory Clock (MHz)
    900
    Standard Memory Config
    512 MB
    Memory Interface Width
    256-bit
    Memory Bandwidth (GB/sec)
    57.6
     
    Feature Support:
     

    NVIDIA SLI®-ready*

    2-Way

    NVIDIA 3D Vision Ready

    NVIDIA PureVideo® Technology**

    HD

    NVIDIA PhysX™-ready

    NVIDIA CUDA™ Technology

    HybridPower™ Technology

    GeForce Boost

     

    Microsoft DirectX

    10

    OpenGL

    2.1

    Certified for Windows 7

     
    Display Support:
     

    Maximum Digital Resolution

    2560x1600

    Maximum VGA Resolution

    2048x1536

    Standard Display Connectors

    HDTV
    Dual Link DVI

    Multi Monitor

     

    HDCP

     

    HDMI

    Via adapter

    Audio Input for HDMI

    SPDIF

     
    Standard Graphics Card Dimensions:
     

    Height

    Single-slot

    Length

    9 inches

     
    Thermal and Power Specs:
     

    Maximum GPU Temperature (in C)

    105 C

    Maximum Graphics Card Power (W)

    105 W

    Minimum Recommended System Power (W)

    400 W

    Supplementary Power Connectors

    6-pin x2

     
    Graphic Clock
     
    Tốc độ của nhân bộ vi xử lý GPU (bộ xử lý đồ họa). Thí dụ, tốc độ nhân GPU Nvidia GeForce 9800GT là 600 MHz. Tốc độ này càng cao càng tốt.
     
     
    Processor Clock
     
    Tốc độ đồng hồ. Còn gọi là clock rate. Tốc độ xử lý các lệnh của một bộ vi xử lý. Mỗi máy tính chứa một đồng hồ nội bộ (internal clock) có chức năng điều hòa tốc độ xử lý các lệnh và đồng bộ hóa tất cả các thành phần khác nhau có trong máy tính. Đồng hồ này càng nhanh bao nhiêu, số lệnh mà GPU có thể xử lý được mỗi giây nhiều hơn bấy nhiêu.
     
    Texture Fill Rate
     
     
    Texture Fill Rate còn được hiểu là tốc độ làm đầy (TĐLĐ). TĐLĐ theo quan điểm thông thường được qui cho tốc độ vẽ điểm ảnh của bộ xử lý đồ họa. Đối với card đồ họa cũ thì quan niệm TĐLĐ đơn giản là tốc độ dựng tam giác (triangle fill rates). Tuy nhiên, có 2 dạng tốc độ làm đầy là: pixel fill rate (tốc độ làm đầy điểm ảnh) và texture fill rate (tốc độ làm đầy vật liệu). Theo khái niệm mô tả ở trên, pixel fill rate là số lượng điểm ảnh mà card đồ họa có thể xuất ra và được tính bằng số raster operations (ROPs) nhân với tốc độ xung lõi của card đồ hoạ. Chỉ số này càng nhiều càng tốt.
     
    (Còn tiếp)

    NỔI BẬT TRANG CHỦ