Bạn có chắc là mình phát âm đúng tất cả các thương hiệu nổi tiếng không?
Hẳn là các bạn không còn lạ lẫm với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nữa. Biết là một chuyện rồi, nhưng bạn có dám tự tin là mình đọc chuẩn được tất cả tên các thương hiệu ấy hay không? Như kiểu Chanel đọc là Chà-neo trong khi thực chất phải đọc là "shanel" chẳng hạn.
Nếu bạn thực sự cảm thấy mình cần phải bổ túc ngay một khóa phát âm để có thể uốn cong lưỡi kiêu hãnh khi nói chuyện với bọn bạn về các thương hiệu nổi tiếng tầm cỡ thế giới, trong khi tay vẫn đang lựa quần thun chợ Kim Biên hay đồ thùng Đông Tác thì đây, hôm nay cẩm nang này sẽ dành cho các bạn.
1. Adidas
Cái này nổi tiếng quá rồi còn gì. Có một điều đáng để Việt Nam phải vỗ ngực tự kiêu với thế giới, đó là người Việt Nam hầu như đều phát âm chuẩn tên thương hiệu thể thao đến từ Đức này. Trong khi thế giới vẫn đang quanh quẩn với cách đọc "Uh-Dee-Das" (tạm phiên âm kiểu tiếng Việt: Ah-đi-đợt) thì người Việt có thể hất hàm hãnh diện "Ah-dee-das", và đó cũng chính là cách đọc chính xác của thương hiệu này.
2. Hermes
Không phải Héc-mẹc, Hơ-mẹc hay mặt mẹt gì hết, hãng thời trang Pháp sẽ khóc cạn nước mắt đấy. Nhãn hiệu này đọc đúng phải là "Air-mes" (e-mẹc-sờ nhá), âm H ở đây là âm câm.
3. Christian Louboutin
Tên nhãn hiệu thỏi son làm mưa làm gió trong thời gian qua cũng khiến kha khá chị em đau đầu khi tìm cách đọc sao cho chính xác. Người thì vật vã "Lu-bu-tin", kẻ lại sang mồm "lu-bu-tanh", vậy cách đọc chính xác ở đây là gì?
Cách đọc chính xác nhất là Chris-chian loo-boo-tahn. ( Cờ rít chi-oong lu-bu-ton, cái âm ton sau phải đọc sang mồm tý mới đúng kiểu...)
4. IKEA
Thương hiệu đồ nội thất siêu tổng của Thụy Điển cũng làm nhiều người phải bối rối mỗi khi muốn đọc tên của nó. Nếu thỉnh thoảng theo dõi các bộ sitcom của Mỹ, tiêu biểu có thế là Friends, bạn sẽ thấy người Mỹ hay đọc IKEA như kiểu "Ai-kia". Thế nhưng, không phải lúc nào bọn Mỹ cũng đúng đâu, cái gì cũng "Mỹ nó thế" là hỏng nha.
IKEA: đọc là Ee-kay-uh. (I-kay-ơ)
5. Bayer
Đây là một thương hiệu dược phẩm nổi tiếng của Đức, được thành lập từ năm 1863. Thoạt tiên nhiều người sẽ đọc tên thương hiệu này là "Bay-er", thế nhưng thực chất bạn phải phát âm giống như từ Buyer trong tiếng Anh mới đúng. (bai-ơ)
6. Porsche
Hãng xe nổi tiếng cũng là nạn nhân của nạn phát âm sai có quy mô trên toàn thế giới. Người ta thi nhau phát âm là "Porsh" trong khi đáng ra phải là "Por-shaa" (por-sơ).
7. Amazon
Người ta đọc là: A-ma-zohn (a-ma-zôn)
Đáng ra phải là: Ama-zun (/æm.ə.zən/) (kiểu è mớ zờn)
8. Louis Vuitton
Tôi biết cực nhiều bạn trẻ đọc thương hiệu này là "Lu-is Vu-tton", có người còn quái ác đến nỗi xúc phạm cả thương hiệu Pháp thành nhãn hiệu thời trang Chợ Lớn với Lu-i Vui-tươi. Thật quá thể quá đáng...
Vậy đọc chính xác là thế nào?
Louis Vuitton: Loo-ee Vwee-tahn (vuy-ton, tương tự cái Louboutin, cũng phải đọc thật sang vào)
9. Chevrolet
Che-vô-lét, Se-vô-lét, Che-vrô-lét? Sai cả.
Cách đọc đúng: Shev-ro-lay, là Lay nhé, không phải Let, chỉ cần thay âm T thành âm Y là được mà (sép-vrô-lay).
10. Givenchy
Người ta đọc là: Gah-Vin-chee, Gee-ven-chee
Cách đọc đúng là: Zhee-vahn-shee (Gi-von-shi)
11. Volkswagen
Hãng xe bọ rùa không hề vui khi bị phần đông thế giới đọc sai tên đâu. Đừng để người ta nghe thấy bạn đọc tên hãng thành "Vôn-sờ-wa-gen", bởi là sai lắm đấy, người ta buồn đấy.
Đọc đúng: Foaks-vaa-gun (phoọc-sva-gờn)
12. Nike
"Dấu phẩy" thường xuyên bị đọc sai là "Naik", trong khi phát âm đúng cho nhãn hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới là "Nai-key".
13. Yves Saint Laurent
Người ta đọc là: Ves Saint Lau-rent
Đáng ra phải đọc là: Eve San Lo-ron (Ivi-son lơ-ron)
14. Adobe
Chắc chắn một điều, là 90% người Việt sẽ đọc ngay tên thương hiệu này theo cách đọc phổ thông nhất từ tiếng Anh là "A-đốp". Ở nhưng mà đây có phải họ hàng của A Châu, A Tử hay A Phủ đâu? Người ta là hãng phần mềm mà...
Cách đọc chính xác: Ah-Doe-be (À đô bì)
15. Hyundai
Cả Tây, cả Ta đều thích đọc đây là hãng "Huyn-đai" hay "Hyoon-die", trong khi trong tiếng Hàn, hãng này có phát âm là "Hyeon-dea" (hyon-đe).
Theo Kenh14 / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android