Đây sẽ là phương pháp tính nhẩm "cực chuẩn không cần chỉnh" với những phép tính lớn đấy!
Máy tính hẳn là một công cụ đắc lực khi giúp chúng ta có thể giải những phép tính nhân 2, nhân 3 phức tạp mà đỡ mất công, lại tiết kiệm thời gian nháp.
Tuy nhiên, nếu chẳng may lúc đi thi hay lúc cần, bạn lại bỏ quên chiếc máy tính thì quả là "thảm họa". Chẳng nhẽ lại bỏ dở bài toán hay đầu hàng vô điều kiện ư?
Với phương pháp tính nhẩm dưới đây của người Nhật, bạn sẽ không còn lo lắng mỗi khi làm phép tính nhân 2, 3 chữ số nữa!
Xem xong clip này bạn có thấy "vi diệu" không? Hẳn không ít bạn sẽ thắc mắc vì sao lại có cơ chế tính nhẩm này nhỉ?
1' suy nghĩ nhé.....
Thật ra, phương pháp tính nhẩm bằng đường kẻ này là đơn giản chỉ là minh họa cho phép nhân thông thường mà thôi.
Hãy cùng nhìn thử nhé!
Đầu tiên, chúng ta thể hiện số có hai chữ số bằng các đường thẳng kẻ ngang và cho chúng giao nhau phải không nào?
Việc để cho 2 đường thẳng giao với 3 đường thẳng chính là phép nhân 2 x 3 = 6, và nó sẽ tương ứng với 6 điểm giao nhau.
Tương tự, phần giao nhau giữa 2 đường thẳng với 2 đường thẳng và một đường thẳng với 3 đường thẳng, thực ra chính là phép tính: (2 x 2) (1 x 3) = 7
Và số 2 đứng đầu chính là 1 x 2 = 2.
Cùng so sánh khi ta đặt phép tính nhân theo kiểu thông thường nhé!
Kết quả "y xì đúc" nhau phải không?
Mặc dù nhiều bạn cho rằng, phương pháp này có phần hơi rắc rối, khi đặt hàng dọc tính như bình thường nhanh hơn, nhưng nó sẽ cực hữu hiệu ở các phép tính lớn đấy! Không tin bạn thử thì biết!
Theo Kênh 14 / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời