Cái giá để phát triển chip Kirin 980 không hề rẻ và Huawei đã phải tốn tới 300 triệu USD để làm ra nó
Sau khi ra mắt Kirin 980, con chip 7nm đầu tiên trên thế giới tại triển lãm IFA 2018, Huawei đã có một tiết lộ rất bất ngờ về chi phí để làm ra nó.
Tại cuộc họp báo sau khi ra mắt chip Kirin 980 tại IFA 2018, đại diện Huawei, ông Ai Wei cho biết, hãng đã bắt đầu phát triển con chip Kirin 980 trên quy trình 7nm từ đầu năm 2015.
Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu và phát triển, số tiền mà Huawei phải bỏ ra cho con chip này lên tới 300 triệu USD, một con số không hề nhỏ nếu so với những con chip trước.
Huawei đã bắt đầu lên ý tưởng thiết kế từ năm 2016, sau đó được tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong năm 2017. Tới năm 2018, Huawei mới bắt đầu sản xuất hàng loạt con chip này.
Chip Kirin 980 sở hữu tới 2 chip NPU, hứa hẹn sẽ tạo ra hiệu suất vượt trội so với các đối thủ như Snapdragon 845 và Apple A11 trong lĩnh vực AI. Kirin 980 tích hợp 8 lõi với hai lõi Cortex-A76 lớn, hai lõi cỡ trung và 4 lõi cỡ nhỏ.
Mỗi lõi sẽ có một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ các lõi nhỏ sẽ xử lý các tác vụ nhẹ như nghe nhạc, streaming video. Trong khi đó, các lõi cỡ trung sẽ xử lý các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội. Cuối cùng khi chơi game hoặc dùng các tác vụ nặng, tất cả 8 lõi sẽ cùng hoạt động để đẩy hiệu năng lên cao nhất.
Để hỗ trợ điều khiển quá trình này, Huawei đã tích hợp cho Kirin tính năng A.I. Loading Prediction, cho phép hệ thống nhận biết khi nào cần thiết phải sử dụng các lõi xử lý.
Cũng theo ông Ai Wei, mọi thông số xung quanh con chip này đều hoàn toàn chính xác và không có chuyện gian lận ở đây.
Dự kiến Kirin 980 sẽ xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường sau khi model Mate 20 ra mắt vào tháng 10 tới.
Tham khảo Gizchina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"