California tung cú đấm trời giáng vào Uber ngay tại sân nhà

    Dee Tee,  

    Ủy ban lao động bang California đã ra chấp thuận thông qua quy định các tài xế của Uber phải trở thành nhân viên chính thức của hãng thay vì làm cộng tác tự do như hiện tại.

    Quyết định về vấn đề sử dụng lao động của Uber được đưa ra sau khi một lái xe ở San Francisco tên Barbara Ann Berwick đệ đơn kiện chống lại công ty này. Ủy ban lao động Mỹ hầu như đứng hẳn về phía người phụ nữ bởi cơ quan này cho rằng Uber có liên can tới mọi vấn đề trong vụ kiện.

    Đây có khả năng sẽ là cú sốc lớn đối với mô hình kinh doanh của Uber, ít nhất là ở California. Bởi Uber sẽ phải đưa ra những chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với những lái xe đang hoạt động trong hệ thống của Uber mà cụ thể ở đây là Uber phải ký hợp đồng lao động chính thức với các tài xế.

    Rất nhiều sự phản đối dành cho Uber trong thời gian vừa qua.

    Rất nhiều sự phản đối dành cho Uber trong thời gian vừa qua.


    Ngay lúc này, Uber sẽ rất khó có thể thu thêm 1 đồng lợi nào từ hệ thống hơn 1000 tài xế đang hợp tác với Uber tại California. Như trước đây, Uber sẽ lấy từ khoảng 20-30% lợi nhuận trên mỗi chuyến xe của tài xế để làm nguồn thu chính. Hãng này thậm chí về bản chất còn không phải bỏ tiền để thuê một tài xế chuyên nghiệp nào. Đây đơn giản chỉ là việc kết nối cung với cầu, cụ thể hơn là đưa yêu cầu của người sử dụng trên app gọi taxi đến với các lái xe cá nhân đang "tiện đường" và đồng ý hợp tác với Uber.

    Nếu quy định này được áp dụng, Uber sẽ không còn là một công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển siêu lợi nhuận như vài năm gần đây bởi khoản phí khổng lồ thu được từ các lái xe đã bị phong tỏa và Uber tại California sẽ phải tăng thêm ngân sách đãi ngộ cho các lái xe hoạt động trong hệ thống của mình.

    Hậu quả là chi phí duy trì doanh nghiệp có thể sẽ tăng vọt. Uber sẽ phải nghiêm túc xem xét thu hẹp số lượng các lái xe và chú trọng đến quyền lợi của họ.

    Đối với các công ty truyền thống, việc thuê nhân viên luôn đi kèm với những nỗi lo liên quan tới quyền lợi của người lao động như đóng bảo hiểm, trợ cấp xã hội, hay các đãi ngộ không thường xuyên khác. Nhưng với các tài xế "tự do" hoạt động ngoài các quy định pháp luật về sử dụng lao động thì Uber gần như không phải tốn 1 xu nào cho các vấn đề quyền lợi nói trên.

    Ngoài ra, mặc dù Uber đã bắt đầu có những tín hiệu bù đắp một phần chi phí di chuyển cho các lái xe nhưng họ vẫn phải tự lo nhiều khoản khác như xăng xe, bảo hiểm hay bảo dưỡng phương tiện.

    Hãy nhớ rằng phán quyết này chỉ có hiệu lực ở California. Trong khi đó, với con số tổng giá trị thị trường gần nhất lên tới hơn 50 tỷ USD và Uber đã có tới hơn 1 triệu lái xe trên toàn thế giới thì con số 1000 lái xe được nhận những ưu đãi đặc biệt cũng chỉ như muối bỏ bể, Uber vẫn sẽ tiếp tục giàu sụ.

    Ngoài California đang là thị trường lớn nhất của Uber, công ty này còn hoạt động ở 311 thành phố và 58 quốc gia khác, vì thế quy định này sẽ chỉ ảnh hưởng tới một tỷ lệ rất nhỏ trong kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Uber.

    Hình ảnh tài xế Uber đòi danh phận cho họ.

    Hình ảnh tài xế Uber đòi "danh phận" cho họ.


    Nếu phán quyết này chỉ giới hạn trong một bang duy nhất, Uber sẽ dễ dàng trụ vững. Ngoài ra, quy định này còn rất lâu nữa mới được hợp thức hóa và có vẻ sẽ mất tới vài năm mới có thể mang ra tòa để xét xử.

    Cả Uber và Lyft đều từng gặp vấn đề về pháp lý do các lái xe muốn được trở thành nhân viên chính thức của hãng. Cả hai công ty đều cố gắng thuyết phục các lái xe nên tiếp tục làm “đối tác” tự do thay vì ký hợp đồng lao động chính thức.

    Thực ra, phán quyết này vẫn chưa thể khiến Uber hay Lyft lo ngại. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều startup ăn theo mô hình của Uber nhưng ở mức... khiêm nhường hơn “bản gốc”. Cụ thể như startup “tỷ đô” Instacart cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng tạp hóa với đội ngũ nhân viên được ký hợp đồng chính thức, hay startup Shyp trị giá 250 triệu USD với dịch vụ chuyển hàng định kỳ.

    Vì vậy, theo lý thuyết, Uber là một công ty trị giá 50 tỷ USD và các nhà đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng. Họ đáng ra là những người được hưởng lợi nhiều nhất nhưng đến giờ nhiều người vẫn chưa nhận được đồng nào.

    Khái niệm “bong bóng thị trường” (giá trị trên thị trường của một công ty bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực) không hề mới khi đang lặp lại với Uber. Một thành viên trong hội đồng quản trị của Uber - Bill Gurly - gần đây đã có dòng tweet đầy ẩn ý: “Bong bóng ướt (1999) thì bao giờ cũng thú vị hơn bong bóng khô (2015).” (Nguyên văn: “Wet bubbles are more fun than dry ones”).

    Có lẽ nếu muốn “an phận”, Uber nên để mắt đến các loại xe không người lái ngay từ bây giờ.

    Theo BusinessInsider

    >>Uber lại rút ruột Google

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ