Cần bao nhiêu dấu hiệu cảnh báo nữa thì Mark Zuckerberg mới 'tỉnh ngộ' với vũ trụ ảo?
Năm ngoái, khi đổi tên công ty thành Meta, Zuckerberg tuyên bố metaverse sẽ là xu hướng chủ đạo của công ty từ 5 đến 10 năm nữa.
Sự nóng lòng muốn phát triển metaverse của Mark Zuckerberg dường như đang cho thấy ngày càng nhiều dấu hiệu cảnh báo trong những tuần gần đây. Business Insider nhận định rằng CEO Meta (công ty mẹ của Facebook) nên dừng lại một chút, suy ngẫm và tự hỏi bản thân một câu hỏi quan trọng: "Khi nào là đủ?".
Năm ngoái, khi đổi tên công ty thành Meta, Zuckerberg tuyên bố metaverse sẽ là xu hướng chủ đạo của công ty từ 5 đến 10 năm nữa. Thế nhưng có vẻ như tương lai của công ty đang được thử nghiệm ngay ở thời điểm hiện tại, khi metaverse chưa thực sự khiến công chúng bị thu hút.
Theo báo cáo gần đây của nhiều tờ báo, bao gồm Wall Street Journal (WSJ) và New York Times (NYT), tầm nhìn của Zuckerberg đã gặp phải trở ngại nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn. Sự bất ổn kinh tế đã buộc Zuckerberg phải đóng băng việc tuyển dụng và có nhiều động thái không mấy được lòng nhân viên.
Đến nay, Meta đã chi khoảng 15 tỷ USD cho dự án metaverse. Nhà phân tích công nghệ Dan Ives nhận định: "Đây tiếp tục là ván cược mạo hiểm của Zuckerberg và Meta vì hiện tại, họ đang đặt cược vào tương lai trong bối cảnh liên tục gặp phải khó khăn lớn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.
Zuckerberg đã gọi metaverse là "sự kế thừa của Internet di động". Tuy nhiên, Tim Cook – CEO Apple lại không chắc rằng mọi người có thể định nghĩa và hiểu về metaverse.
Nhưng có vẻ như Zuckerberg không mấy bận tâm và vẫn dồn toàn lực cho dự án này. Thậm chí, tỷ phú 38 tuổi còn thay đổi tên công ty từ Facebook sang Meta để ngầm khẳng định sự nghiêm túc đối với metaverse. Zuckerberg quảng bá rằng metaverse tồn tại để đưa mọi người vào thế giới ảo.
Điều đó bao gồm tai nghe Quest 2 của Meta, có giá 400 USD với tính năng đưa người dùng vào trải nghiệm thực tế ảo Horizon Worlds của công ty. Nhưng cho đến nay, trải nghiệm tổng thể khi tham gia metaverse của Meta dường như vẫn chưa đầy đủ - đối với công chúng và cả nhân viên nội bộ.
Theo báo cáo của WSJ, Meta đã tạm dừng ra mắt các tính năng mới cho Horizon vào tháng trước do phàn nàn của người dùng, chẳng hạn như thiếu người dùng để tương tác và bị quấy rối.
Dưới đây là một vài điểm đáng lưu ý dựa trên tài liệu nội bộ mà WSJ tiếp cận được:
- Horizon mới chỉ có 200.000 người dùng hoạt động hàng tháng, thấp hơn con số 280.000 mà Meta dự kiến vào cuối năm. Trước đó, công ty đã hạ dự báo từ 500.000 xuống 280.000.
- 9% thế giới ảo được xây dựng trên nền tảng Horizon chỉ được truy cập bởi 50 người dùng. Hầu hết phần còn lại không có bất kỳ khách truy cập nào.
- Hầu hết người dùng từ bỏ nền tảng này trong tháng đầu tiên và hơn một nửa số kính thực tế ảo sẽ hết hạn sử dụng trong vòng sáu tháng.
Bên cạnh đó, rào cản gia nhập cũng đang tăng lên. John Carmack - chuyên gia tư vấn tài chính cho các nỗ lực thực tế ảo của Meta, gần đây thừa nhận rằng việc tăng giá thêm 100 USD đối với kính thực tế ảo Quest là vì các ứng dụng của họ miễn phí và Meta mới tạo ra ít doanh thu từ việc mua hàng trong ứng dụng.
Vì vậy, thử nghiệm metaverse của Meta không hẳn là một khởi đầu đầy hứa hẹn. Theo một tài liệu của The Verge, nó hỗn loạn đến mức nhóm làm việc trên ứng dụng Horizon cũng cảm thấy khó để sử dụng.
Vishal Shah - phó chủ tịch Metaverse, chia sẻ trong một ghi chú nội bộ: "Tại sao chúng ta không yêu sản phẩm mà mình tạo ra đến mức sử dụng mọi lúc mọi nơi? Nếu không yêu thích nó, làm sao chúng ta có thể mong đợi người dùng yêu thích nó được?".
Đó là lời nhận định rất đúng trọng tâm của Shah. Business Insider viết: "Zuckerberg cần thêm bao nhiêu dấu hiệu cảnh báo nữa thì mới nhận ra rằng mình đang tiếp tục đổ tiền vào một nỗ lực không có kết quả rõ ràng, ít nhất là điến thời điểm hiện tại?".
Nguồn: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"