Cận cảnh ASUS RX470 STRIX: Sức mạnh ẩn trong chú chim nhỏ

    Dee Tee,  

    Card đồ họa với phong cách thiết kế đúng chất dòng STRIX của ASUS trong năm 2016.

    Được chính thức bán ra trên toàn cầu cách đây khoảng 1 tuần, hôm qua ngày 11/8, dòng card đồ họa Polaris của AMD đã chính thức được giới thiệu tới người dùng Việt Nam.

    Các mã VGA bao gồm RX480, RX470 và RX460 sử dụng GPU mới nhất Polaris được sản xuất trên tiến trình 14nm, được đánh giá rất cao về yếu tố hiệu năng và giá bán. Đặc biệt, RX470 được xem là card đồ họa đáng mua nhất trong tầm giá dưới 6 triệu đồng, với hiệu năng ấn tượng, đủ sức đáp ứng hầu hết các tựa game khủng hiện nay ở mức thiết lập cao.

    Bên cạnh các phiên bản Reference do AMD thiết kế, vốn có khả năng tản nhiệt không thực sự tốt, nhiều nhà sản xuất phần cứng đã sớm giới thiệu bản custom của RX470, bắt mắt hơn và làm mát tốt hơn.

     RX470 của ASUS được tặng kèm code game hấp dẫn.

    RX470 của ASUS được tặng kèm code game hấp dẫn.

    Nhân vật chính trong bài viết này là một sản phẩm như vậy, RX470 của ASUS nằm trong dòng sản phẩm STRIX ROG, một trong những card đồ họa rX470 đáng mua nhất hiện nay.

     Phiên bản trong bài mở hộp là RX470 với 4GB VRAM.

    Phiên bản trong bài mở hộp là RX470 với 4GB VRAM.

    Nhìn qua, RX470 STRIX có các đường nét thiết kế tương đồng với nhiều card đồ họa khác trong dòng sản phẩm này của ASUS, bao gồm cả GTX 1060 hay GTX 1070. Khác biệt lớn nhất có lẽ là kích thước của nó, ngắn hơn một chút do bảng mạch nhỏ hơn.

    Điều người dùng vô cùng quan tâm với một card đồ họa sử dụng GPU của AMD, liệu rằng khả năng tản nhiệt có được cải thiện nhiều hay không?

    RX470 STRIX được trang bị các ống kim loại dẫn nhiệt cỡ lớn, khác hẳn với bản Ref. vốn chỉ được trang bị heatsink.

    Không quá bất ngờ khi chúng ta có thể tìm thấy logo ROG và STRIX ở cạnh bên của VGA này. Đây chính là phần đèn LED cho phép tùy chỉnh màu sắc khi gắn vào hệ thống.

    Có nguồn điện yêu cầu thiết kế (TDP) là 120W, trong đó 1 phần cấp điện qua khe cắm PCIe, phần còn lại được bổ sung bởi nguồn phụ 6-pin.

    Khá đáng tiếc khi RX470 STRIX của ASUS không kèm theo phần backplate, vốn vẫn thấy trên các card đồ họa cao cấp của hãng này. Tuy nhiên, với trọng lượng và kích thước không quá lớn, phần backplate xem như hơi thừa với RX470 STRIX.

    Sau cùng, RX470 STRIX sẽ có 4 cổng output hình ảnh, bao gồm 2xDVI, 1xHDMI và 1xDisplayPort.


    Một vấn đề khá khó hiểu, đó là VGA RX470 khi chúng tôi tìm cách test nhiệt độ, các phần mềm hiển thị thông số hệ thống đều không thể xác định được, dù đó đã là phiên bản driver mới nhất. Khá đáng tiếc bởi khả năng cải thiện nhiệt độ của VGA này được rất nhiều người quan tâm. Thông tin cập nhật về vấn đề này sẽ sớm được bổ sung.

    Liên quan tới hiệu năng, chúng tôi tiến hành sử dụng một số phần mềm benchmark VGA để chấm điểm.

    Khá bất ngờ khi RX470 STRIX của ASUS có điểm 3DMARK 11 nhỉnh hơn 1 chút so với GTX 1060 6GB VRAM, khoảng 8%.

     Bài test Fire Strike, RX470 STRIX cũng đạt được điểm số khá cao.

    Bài test Fire Strike, RX470 STRIX cũng đạt được điểm số khá cao.

    Lý giải cho điều này, nhiều thông tin cho biết RX470 đang nhận được rất nhiều sự chăm sóc của AMD, đặc biệt về vấn đề driver. Các phiên bản Driver mới nhất cho card đồ họa này mang lại điểm benchmark ấn tượng, thậm chí ở một số bài test còn cho kết quả vượt lên so với RX480 hay GTX 1060 vốn ở phân khúc cao hơn.

    Với mức giá bán lẻ 5,7 triệu đồng tại Việt Nam, ASUS RX470 STRIX có hiệu năng ở mức khá so với giá tiền. Trong tầm giá dưới 6 triệu đồng, card đồ họa tầm trung mới của AMD gần như không có đối thủ, sức mạnh của VGA này có phần nhỉnh hơn cả GTX 970 của NVIDIA.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ