Khoảng cách giàu nghèo đang ngày một gia tăng, tài sản chỉ tập trung vào tay một số người giàu có nhất.
Con số hàng tỷ nghe rất lớn. Nhưng để biết được nó lớn như thế nào hãy thử liên hệ đến thu nhập trung bình của một người Mỹ.
Tóm tắt thế này: Thu nhập trung bình của một lao động toàn thời gian được trả lương ở Mỹ vào năm 2018 đạt 46.800 USD. Giả sử số tiền này không cần trả cho tiền thuê nhà, hóa đơn, không thuế, không có chi phí gì cả, tức là giữ lại được tất. Cứ cho là người này không chi tiêu gì cả.
Để mà người đó có thể tích lũy được đến con số 1 tỷ USD người này sẽ cần 21.000 năm. Đó cũng là khoảng thời gian mà loài người phát triển từ thời kỳ đồ đá đến hiện đại.
Nhưng, dù 1 tỷ USD là số tiền đã khá lớn với bất kỳ người nào thì thực tế đó vẫn chưa phải là số tài sản của người giàu có nhất hành tinh. Nhà sáng lập Amazon là Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 130 tỷ USD. Như vậy, với một người Mỹ có thu nhập trung bình, để có được khối tài sản như Jeff Bezos sẽ mất khoảng 2,8 triệu năm làm việc. Tức là gấp hơn 10 lần so với thời gian mà các nhà khoa học tin rằng những người Homo Sapiens - tổ tiên của loài người, đã tồn tại trên trái đất.
Cũng không phải tất cả người Mỹ đều may mắn có thu nhập trung bình. Ví dụ ngay như các công nhân của Amazon, công ty này trả lương tối thiểu cho công nhân của họ là 15 USD/giờ. Như vậy, một công nhân toàn thời gian có thu nhập thấp nhất sẽ kiếm được 31.200 USD một năm. Tính như thế họ sẽ mất 4,15 triệu năm mới có thể có được số tiền giống như ông chủ của họ.
Những tính toán kể trên để cho thấy rằng bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng tăng lên. Theo nghiên cứu mới nhất, tài sản đang đang tăng lên tập trung vào tay một nhóm nhỏ người bởi mọi người không được tiếp cận công bằng với các cơ hội giáo dục cần thiết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI