Có thể bạn không tin nhưng hòn đá độc đáo này sẽ phát Wi-Fi mỗi lần được đốt nóng.
Thoạt nhìn, tảng đá xù xì thô kệch không có điểm gì đặc biệt, thế nhưng khối đá nặng 1,5 tấn này lại là tác phẩm nghệ thuật mang tên "Keepalive" của nghệ sỹ người Đức Aram Bartholl.
Nếu đã từng ghé thăm bảo tàng điêu khắc Springhornhof tại Neuenkirchen, Đức, hẳn bạn sẽ không thể nào quên "nhân vật" độc nhất vô nhị này. Thoạt nhìn, đây chỉ là một tảng đá xù xì thô kệch, nằm im lìm trong một góc khuôn viên bảo tàng. Nó dường như chẳng có điểm gì đặc biệt, ngoại trừ những vệt đen bất thường như thể vừa bị hun cháy.
Vậy hòn đá xám xịt này có gì hấp dẫn du khách đến thế? Đây chính là một dự án đặc biệt mang tên "Keepalive" của tác giả Aram Bartholl. Với trọng lượng 1,5 tấn, hòn đá này thực chất là lớp vỏ bao bọc cho một bộ phát Wi-Fi đặt ngay bên trong. Điều lý thú nhất là khi được đốt nóng, tảng đá sẽ phát ra sóng Wi-Fi đủ mạnh để nhiều người vào được mạng internet cùng lúc.
Thực chất, bộ phát Wi-Fi gắn dưới hòn đá được trang bị kèm theo một máy phát điện bằng nhiệt. Như vậy, nếu muốn bật Wi-Fi, bạn buộc phải làm nóng nó để biến nhiệt năng thành điện năng cung cấp cho bộ phát. Ở đây, các du khách sẽ phải tự mình nhóm lửa từ các khúc gỗ vụn trong công viên để hun nóng hòn đá đến một nhiệt độ nhất định. Nếu may mắn, họ sẽ có ngay Wi-Fi để dùng chỉ sau vài phút.
Trong phạm vi 10m, các du khách đứng gần có thể dễ dàng truy cập internet qua smartphone hay laptop, duyệt và tải về những tập tin PDF hướng dẫn phương pháp sinh tồn cơ bản khá thú vị và có phần... ngớ ngẩn như “Hướng dẫn chia tay”, “Hướng dẫn phụ nữ độc thân cách sinh tồn”…
Aram Bartholl chia sẻ, tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa yếu tố sinh tồn cổ điển và hiện đại. Lấy cảm hứng từ loại bếp BioLite, dù không có điện nhưng vẫn có thể sử dụng được nhờ lửa, nghệ sỹ sáng tạo người Đức này đã phát minh ra hòn đá chạy nguồn năng lượng do nguồn nhiệt chuyển hóa thành điện "Keepalive".
Năm 2010, Bartholl còn tạo ra Dead Drops, hệ thống mạng chia sẻ thông tin trong thành phố lớn. Thực chất, hệ thống này bao gồm các ổ đĩa USB gắn vào bên ngoài bức tường của nhiều tòa nhà lớn trên thế giới. Đồng thời, thông qua các tác phẩm nghệ thuật của mình, anh cũng kêu gọi mọi người tới chia sẻ các dữ liệu cộng đồng nhằm kết nối người dùng cũng như mở rộng mạng lưới thông tin.
Tham khảo EliteReaders
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời