Căng thẳng 2 sàn giao dịch lớn nhất thế giới làm chao đảo thị trường tiền số
VOV.VN - Thị trường tiền số đang tiềm ẩn những rủi ro khó đoán trước, đòi hỏi các nhà đầu tư phải thật sự tỉnh táo.
Cuộc chiến giữa Binance và FTX
Căng thẳng bất ngờ giữa Binance và FTX bắt đầu khi CEO Binance - sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới, Changpeng Zhao (CZ) thông báo muốn bán hết 2,1 tỷ USD các đồng tiền điện tử mã FTT và BUSD do nghi vấn “chơi xấu” của Sam Bankman-Fried (SBF) - CEO của sàn giao dịch lớn nhất nước Mỹ, thứ 2 thế giới - FTX.
CZ thừa nhận sẽ bán dần lượng FTT đang nắm giữ theo các tháng để giảm tác động lớn lên thị trường. Tuy vậy, sau khi thông tin trên được đăng tải, giá FTT đã lao dốc mạnh và chạm mốc 15 USD vào sáng 8/11.
Tuy nhiên vào lúc 23h ngày 8/11 (giờ Việt Nam), CZ bất ngờ công bố đã đạt thỏa thuận mua lại sàn FTX với trị giá không được tiết lộ. Điều này ngay lập tức đẩy toàn bộ thị trường rơi vào trạng thái hưng phấn khi giá trị 2 đồng tiền đại diện cho Binance và FTX tăng rất mạnh (BNB và FTT, có lúc tăng tới gần 30%). Nhưng ngay sau đó, khi nhiều chuyên gia chỉ ra rằng Binance sẽ khó làm được điều này vì Luật chống độc quyền tại Mỹ không cho phép, cả thị trường nhanh chóng hụt hẫng và rơi vào trạng thái hoảng loạn, khiến gần như toàn bộ các mã tiền điện tử bị bán tháo.
Ảnh hưởng tới cả thị trường
Hiện tại, có nhiều giả thuyết cho rằng quỹ Alameda Research (cũng thuộc quyền quản lý của Sam Bankman-Fried) đang phải bán tháo các đồng tiền điện tử có trong danh mục đầu tư của mình để trợ giá cho FTT. Điều này đã kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của rất nhiều các đồng tiền điện tử quan trọng khác như BTC, ETH hay thậm chí là cả những bên không liên quan. Ví dụ như BitDAO - tiền điện tử đại diện cho sàn giao dịch top đầu thị trường khác là Bybit, dẫn đến việc giá BitDAO cũng suy giảm nghiêm trọng khiến toàn bộ cộng đồng lo sợ.
Trước đó vào năm 2021, hai quỹ BitDAO và Alameda Research đã thực hiện thương vụ cam kết đổi ngang. Để tóm tắt, Alameda Research đã đề xuất BitDAO đầu tư 180 triệu USD vào FTT, theo đó, Alameda Research sẽ giữ 1% tổng cung BIT và BitDAO giữ 1% tổng cung FTT. Cả hai bên cam kết sẽ không bán số tiền điện tử này ít nhất trong vòng 3 năm.
Tuy nhiên, với “chiến sự” hiện tại, cộng đồng đang đồn đoán việc Alameda Research đang “bội tín”, bán Bit để trợ giá cho FTT. Ngay lập tức, Ben Zhou - CEO Bybit đã yêu cầu SBF cung cấp dữ liệu xác thực về việc có còn nắm giữ Bit không.
Để trả lời, CEO của Alameda - Caroline yêu cầu mọi người bình tĩnh và sẽ giải đáp sau khi mọi chuyện ổn định trở lại. Sau đó quỹ Alameda cũng đưa ra bằng chứng họ chưa hề bán Bit và Ben Zhou cũng đã gửi lời cảm ơn. Điều này giúp cho Bit tăng ngược trở lại trước khi rơi vào trạng thái hoảng loạn và tiếp tục lao dốc.
Rạng sáng 9/11 (giờ Việt Nam), BitDAO chứng kiến một cú lao dốc hơn 30% trong chưa đầy 2 tiếng và đang dao động ở mức 0,33 USD. Trong khi đó, đồng FTT (đồng token của sàn FTX) còn có lúc giảm tới gần 90% (từ đỉnh 20,5 về tới 2,9) chỉ trong có vài giờ đồng hồ.
Sự kiện nói trên cho thấy thị trường tiền số tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước như thế nào và đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho các nhà đầu tư, không thể “dồn tất cả trứng vào một giỏ”./.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI