Cảnh giác trước chiêu trò bán rẻ smartphone tại bến xe
Các loại điện thoại nhái được bày bán tràn lan trên thị trường đang vô tình tiếp tay cho những tệ nạn xã hội.
Kể từ khi iPhone mở ra cuộc chiến smartphone cách đây vài năm thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên loạn trước tình hình các loại điện thoại nhái có hình thức giống hệt những siêu phẩm đang được bán với giá cả chục triệu đồng.
Với sự bày bán công khai thậm chí là được quảng cáo rộng rãi trên một số trang web nổi tiếng, những chiếc điện thoại này đã dần trở thành một thứ công cụ hữu ích dành cho các loại tội phạm lừa đảo.
Theo như lời kể của bác Lâm làm nghề chạy xe ôm ở Bến xe Giáp Bát - Hà Nội, chúng tôi được biết hiện nay có một số đối tượng có khuôn mặt thư sinh, đôi khi là một số phụ nữ trung tuổi đeo khẩu trang và đội nón kín mặt thường lân la tiếp cận những khách đi xe có vẻ không hiểu biết nhiều về công nghệ như phụ nữ lớn tuổi hay một số người trẻ hiểu biết ít về công nghệ để lừa bán những chiếc điện thoại có kiểu dáng giống hệt so với những siêu phẩm như iPhone 5, Samsung Galaxy S4 hay HTC One...
Cổng bến xe Giáp Bát.
Thủ đoạn của những kẻ này thường là tìm cách tiếp cận những khách vừa xuống xe đang ở trong trạng thái mệt mỏi hoặc những người chuẩn bị lên một chuyến xe khác, khi đã tiếp cận và bắt chuyện, chúng giả vờ đưa ra một chiếc điện thoại cao cấp (thường là iPhone) giấu lấp ló trong chiếc áo khoác hoặc chiếc mũ mà chúng cầm trên tay để cho đối tượng nhìn thấy và rót những lời lẽ hết sức thuyết phục như kiểu "Anh vừa "bốc" được cái này trên xe không biết dùng thế nào muốn bán gấp với giá chỉ bằng 1/3 giá trị thực của một chiếc iPhone.
Một "người bán" đang chờ con mồi ở cửa bến xe.
Một sô người nhẹ dạ cả tin thường thấy cái lợi trước mắt mà không kiểm tra, khi nhận được tiền kẻ bán nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Khi nhận ra những chiếc điện thoại cao cấp mà họ vừa mua thì mọi việc đã không còn thay đổi được gì.
Bác Lâm cho chúng tôi biết thêm, những đối tượng này sau khi "làm ăn" thành công ở địa điểm này thì sẽ không trở lại nơi "gây án" ít nhất là 2 tuần sau.
Với mỗi "phi vụ" thành công như vậy một "người bán điện thoại" có thể kiếm được 4-5 triệu đồng. tùy vào loại hàng nhái mà các đối tượng này sử dụng.
Các loại hàng nhái hiện tại trên thị trường có 2 loại, một là những chiếc smartphone nhái hoàn toàn về kiểu dáng màn hình chất lượng thấp và không có hệ điều hành. Những loại điện thoại này có giá trên thị trường vào khoảng dưới 1 triệu đồng và sẵn sàng được nhượng lại với giá từ 2-3 triệu đồng (loại này khá phổ biến vì tiền đầu tư khá ít và dễ "bán" hơn nhiều so với những chiếc có giá khoảng 4-5 triệu đồng.
Ảnh minh hoạ.
Loại thứ 2 là loại cao cấp hơn hẳn được gia công gần như giống hệt các siêu phẩm điện thoại đang rất hot trên thị trường như iPhone 5 và HTC One, đây không phải là loại điện thoại nhái cao cấp hơn một chút với thiết kế bên ngoài tinh xảo hơn và cũng sử dụng hệ điều hành phổ biến là Android để làm nền tảng. Với nền Android những chiếc điện thoại này có thể làm giả giao diện khiến cả những người từng tiếp xúc qua với hàng thật cũng bị mắc lừa nhanh chóng.
Không khó để tìm được một số địa chỉ bán điện thoại nhái các thương hiệu lớn với giá chỉ bằng 1/3.
Với loại hàng nhái cao cấp này, thì kẻ lừa đảo cần có "kĩ năng" hơn vì đối tượng hướng tới là những người hiểu biết hơn và sẵn sàng bỏ tiền vì tin đây là hàng thật giá rẻ và sẵn sàng mua với giá từ 7 đến 9 triệu đồng cho một chiếc iPhone 5 hoặc HTC One.
Tình hình hàng nhái được bày bán công khai ở Việt Nam thậm chí còn được quảng cáo một cách tràn lan trên một số website lớn sẽ khiến tình hình tệ nạn lừa đảo như thế này ngày một gia tăng ở Việt Nam, lợi nhuận của các hãng điện thoại lớn có đóng góp nhiều vào GDP Việt Nam như Samsung sẽ ngày càng giảm sút.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android