Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ ba người dùng WeChat tung tin đồn thất thiệt về Huawei
Huawei và các chủ đề về chiến tranh thương mại khác đã trở thành thông tin rất nhạy cảm trên các mạng xã hội ở Trung Quốc.
- Một startup ở Thung lũng Silicon giúp người lao động nhận được tiền ứng ngay sau ngày làm việc mà không cần chờ tới kỳ lương hằng tháng
- Không chỉ dừng lại ở mảng gọi xe, Viettel Post bất ngờ ra mắt TMĐT Vỏ Sò, lấn sân vào chiến địa của Shopee, Tiki và Lazada
- Chính nhà phát triển thuật toán của YouTube cho rằng các nội dung đề xuất của nền tảng này là độc hại
Hôm 12/6, cảnh sát Trung Quốc công bố việc đã bắt giữ ba người ở Thâm Quyến và Bắc Kinh vì phát tán tin đồn trên mạng. Các tin đồn có nội dung nói rằng các nhà lãnh đạo cấp cao tại Huawei đã bị bắt là gián điệp của Mỹ.
Cụ thể, một người đàn ông 48 tuổi tên là Wu thú nhận đã bắt đầu tung ra tin đồn trên trong một nhóm trên WeChat để thể hiện khả năng hiểu biết và nắm rõ thông tin của mình, trong việc gợi ra các chủ đề mới để nếu chuyện. Án phạt mà người đàn ông này nhận được là bị giam 10 ngày.
Hai người còn lại đã chia sẻ tin đồn này với nhiều nhóm trò chuyện khác. Một trong số họ sẽ bị giam giữ trong ba ngày. Người còn lại chỉ bị cảnh cáo và nhắc nhở bởi trước khi bị cảnh sát tiếp cận, anh ta đã làm rõ với mọi người trong nhóm rằng thông tin trên đến từ một tin đồn chưa được xác minh.
Rất nhiều bình luận trên Weibo đã hoan nghênh hành động này của lực lượng cảnh sát, bởi theo họ các tin đồn thất thiệt này sẽ làm đảo lộn tinh thần cũng như hình ảnh của công ty công nghệ Huawei.
Huawei đang được giới chức Trung Quốc bảo hộ, ít nhất là về mặt truyền thông.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra các luật mới về quản lý và kiểm soát việc lây lan các tin đồn có hại. Những người tung ra các tin đồn về chủ đề nhạy cảm sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng trước chính quyền.
Những rắc rối của Huawei trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ đã khiến các cơ quan kiểm duyệt trực tuyến của Trung Quốc phải lên tiếng. Trước đó công ty này đã bị liệt vào danh sách đen trong việc mua công nghệ của Mỹ, khiến việc kinh doanh smartphone rơi vào tình trạng khó khăn. Nhưng bù lại, việc này cũng thúc đẩy mọi người và cả cộng đồng mạng chung sức, cùng đứng về phía Huawei về mặt tinh thần.
Đây cũng là lý do khiến các nhà kiểm duyệt dần chung tay trong việc kiểm soát các thông tin bàn luận công khai về chủ đề này. Theo đó, các cơ quan truyền thông được yêu cầu không có những báo cáo "quá mức" về cuộc chiến thương mại, chỉ đơn giản là tái bản bất cứ điều gì phát sinh từ cơ quan truyền thông chính thống của nhà nước. Theo WeChatscope - một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và Báo chí thuộc Đại Học Hong Kong, một trang tin tổng hợp về tin tức tài chính khá nổi tiếng gần đây đã phải đóng cửa vì vi phạm các quy tắc theo luật an ninh mạng.
Còn trong vụ việc trên, đại diện cảnh sát nói rằng những tin đồn có thể mang lại ảnh hưởng xấu và phía Huawei trước đó đã báo cáo lên. Trên thực tế ngay cả khi không có báo cáo của Huawei, cảnh sát vẫn có thể tiến hành bắt giữ người vi phạm.
Trước đó năm 2017, một quy định được chính quyền nước này ban hành cũng đặc biệt nhắm mục tiêu các cuộc trò chuyện trong nhóm trên mạng xã hội hay ứng dụng Wechat, bằng cách khiến cho các quản trị viên chịu trách nhiệm về bất kỳ điều gì được nói bởi các thành viên khác trong nhóm. Một người quản lý nhóm trò chuyện trên Wechat từng bị kết án 6 tháng tù năm ngoái vì cho phép các thành viên chia sẻ nội dung khiêu dâm.
Thậm chí, nếu người dùng không nói hoặc lan tuyền gì nhưng vẫn tham gia các nhóm truyền bá nội dung xấu, họ cũng có thể bị bắt giữ. Một nhóm người từng bị tạm giam vì trong nhóm chat có những bình luận về Nhà nước hồi giáo IS và nói xấu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tham khảo Abacus News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín