Cánh tay robot của những năm 1500

    GL, GL 

    Sự sáng chế của một nhà y học tài năng.

    Thời đại bây giờ thì việc lắp tay chân giả cho người khuyết tật rất phổ biến. Nó mang lại cho những người bị khiếm khuyết sự linh hoạt trong việc hoạt động và sự tự tin với thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên bạn có biết, cách đây 500 năm đã có người làm được điều này. Bác sĩ Ambroise Pare – người Pháp, ông đã làm ra một bàn tay giả hoạt động tốt và một người lính thậm chí đã sử dụng nó trong trận chiến.

    canh-tay-robot-cua-nhung-nam-1500

    Trong thời đại của mình, Ambroise rất nổi tiếng, ông là một bác sĩ phẫu thuật của hoàng gia. Ông đã phục vụ cho tận 4 vị vua, đạt được nhiều thành công và là người đi tiên phong trong các kỹ thuật phẫu thuật và y khoa chiến trường. Ông có nhiều sáng chế mới mẻ như phương pháp buộc động mạch thay vì đốt cháy, thiết kế ra dụng cụ tương tự kẹp cầm máu … giúp giảm xác suất tử vong và sự đau đớn của bệnh nhân.
     
    Là một lương y, ông luôn bị trăn trở bởi những số phận người lính đã được cứu sống nhưng lại mất đi một phần cơ thể. Luôn cố gắng để khắc phục vấn đề này, ông bắt đầu đi vào nghiên cứu tay, chân giả. Ông muốn thứ mình nghiên cứu ra không chỉ là một vật để nhìn, lắp vào không có tác dụng gì mà phải làm việc được như một cơ quan sinh học. Ông đã vẽ lên bản phác thảo sơ độ của một cánh tay, cơ của nó làm theo cơ chế ròng rọc, thiết kế này là một cánh tay cơ khí.
     

    canh-tay-robot-cua-nhung-nam-1500

    Việc điều khiển cánh tay sẽ phụ thuộc vào lò xo, ròng rọc, chúng được mô phỏng theo khớp xương của bàn tay bình thường. Ông đã cùng bàn bạc và thực hiện với một số đồng nghiệp và cuối cùng năm 1551, một cánh tay giả đã được một thuyền trưởng trong quân đội Pháp sử dụng. Đã có phản hồi rất tích cực về cánh tay giả này.
     
    Thật không may khi thời đại của Pare người ta vẫn chưa quan tâm lắm đến sự phát triển của y học. Hầu như ông không có được nguồn lực nào ủng hộ và tài trợ cho dự án của mình. Pare vẫn tiếp tục đi vào nghiên cứu tay chân, thậm chí là mắt giả nhưng chúng hầu như cũng chỉ giới hạn ở phòng thí nghiệm.
     

    canh-tay-robot-cua-nhung-nam-1500
     

    500 năm sau thời kì ấy, ngày nay với công nghệ vật liệu và sự phát triển khoa học siêu việt, việc sử dụng tay chân giả đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn rất nhiều. Nhưng Ambroise vẫn được tưởng nhớ vì công lao khai phá cũng như sự tận tâm với khoa học của mình.
     
    Clip giới thiệu, mô phỏng lại những phát minh cải tiến trong phẫu thuật của Pare, do BBC thực hiện.
     
     
    Tham khảo: io9
     
     
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ