Không như trong comics, bị dính phải một lượng phóng xạ kỷ lục không chắc đã thay đổi cuộc sống bạn theo hướng tích cực hơn.
Lần đầu sau tai nạn năm 1976, công nhân tại Cơ quan Hạt Nhân Hanford tại bang Washington, Mỹ đã lên kế hoạch tẩy rửa căn phòng nơi tai nạn đã xảy ra. Hợp chất hóa học trong phòng thí nghiệm đã nổ tung và làm cho Harold McCluskey hứng chịu lên mặt mình một lượng phóng xạ gấp 500 lần mức cho phép. Kể từ đó một lượng chất phóng xạ Americium ngự trong đầu và cũng từ đó, cái tên Người Phóng Xạ được gán với anh.
Như một điều kì diệu, McCluskey đã sống sót sau thảm họa. Sau này anh đã cho biết, “Bốn trong số chín bác sỹ cho rằng tôi chỉ có khả năng sống sót 50-50, những người còn lại chỉ lắc đầu với tôi.” Lượng phóng xạ anh hứng chịu đã để lại nhiều vấn đề sức khỏe sau này. Và đến giờ, khi anh đã mất, xác của anh vẫn làm “nhảy” máy đo phóng xạ Geiger.
Nhưng điều bi kịch nhất vụ tai nạn đem đến cho anh có lẽ là sự cô lập. Cô lập về cả mặt thể chất lẫn xã hội khi mà mọi người không muốn đến gần thân thể phát ra phóng xạ của anh.
Sức mạnh phi thường không phải là thứ được hứa hẹn sau tai nạn bị nhiễm phóng xạ trong phòng nghiên cứu.
Tai nạn xảy ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1976, McCluskey khi đó mới trở lại công việc kỹ thuật viên của mình sau đợt 5 tháng đình công gây ra đóng cửa tại Nhà máy Hoàn Thành Plutonium tại Hanford. Chất liệu anh làm việc lúc đó đã mất tính ổn định sau đợt nghỉ kéo dài. Vì vậy khi anh thêm acid Nitric vào hỗn hợp như được chỉ thị, hỗn hợp đã nổ tung hộp cách ly có găng tay. Anh đã hứng chịu lượng chất phóng xạ Americium lớn nhất từng được biết.
Thân thể bao phủ bởi máu và các miếng sắt, thủy tinh lúc đó của anh đã được chuyển đến trung tâm cách ly. Một mình trong căn phòng bê tông và thép, không ai được vào viếng thăm vì lượng phóng xạ vẫn còn phát ra từ người anh.
“Với đôi mắt bị làm mù và tai không còn nghe được bởi vụ nổ, McCluskey đã bị giam trong căn phòng trong 3 tuần mà không có bất cứ tiếp xúc cá nhân gì với người khác” theo tạp chí People. “Bị giám sát như một người ngoài hành tinh bởi những y tá đeo máy trợ thở và bộ quần áo bảo hộ, anh không thể nhìn hay hiểu những người phụ trách nói gì với anh”.
McCluskey, năm 1980, sau tai nạn.
Mỗi ngày các y tá cọ rửa và cạo râu cho anh bằng những chiếc khăn và nước rửa hiện nằm trong khu rác thải phóng xạ của Cơ quan Hạt Nhân Hanford. Anh đã phải chịu đến 600 mũi tiêm kẽm DTPA, một loại thuốc tạo được liên kết hóa học với kim loại phóng xạ.
Trong tháng đầu, gia đình của anh chỉ được phép đến gần không quá 10 mét. Khi đó mỗi hơi thở của anh đều chứa phóng xạ. Đến 5 tháng sau khi lượng phóng xạ trong người anh đã giảm đi 80%, anh đã được phép về nhà.
Ảnh chụp Cơ quan Hạt Nhân Hanford từ trên cao.
Nhưng về nhà, anh đã phải đối mặt với những khó khăn mới.
Bạn bè anh gọi điện và trình bày, “Harold, anh biết tôi yêu quý anh, nhưng chúng tôi không bao giờ có thể đến nhà anh chơi được.” Mỗi khi đi cắt tóc anh cũng phải chọn cửa hàng mới, “Tôi không muốn công việc làm ăn của mọi người bị ảnh hưởng bởi tôi”, anh giải thích. Trở thành Người Phóng Xạ đã đồng nghĩa với việc trở thành một người bị ruồng bỏ, một bệnh nhân với loại căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chết người.
Danh sách căn bệnh của anh cũng dài ra – nhiễm trùng thận, 4 lần đau tim, phẫu thuật thay giác mạc. Anh đã ra đi chưa đến một thập kỷ sau vụ tai nạn. Các bác sỹ đã hết sức ngạc nhiện khi phát hiện lý do anh mất có vẻ không hề liên quan đến phóng xạ.
Tàn dư của phóng xạ không đơn giản tan biến như kết thúc của một đời người. Cơ quan Hạt nhân Hanford đến nay là điểm hạt nhân bị ô nhiễm nặng nhất nước Mỹ và vì vậy cũng là nơi nước Mỹ dồn nhiều công sức tẩy rửa phóng xạ nhất. Căn phòng nơi xảy ra tai nạn đến nay hầu như không được động đến từ 40 năm nay đã được lên lịch làm sạch và phá hủy.
Các công nhân cho cừu ăn thức ăn nhiễm phóng xạ.
Những vấn đề bảo hộ tại Hanford hiện vẫn là đề tài bàn cãi lớn, đặc biệt sau vụ rò rải rác thải phóng xạ năm 2013. Với căn phòng nơi McCluskey đã hứng phải lượng phóng xạ kỷ lục có còn hay không, “di sản” phóng xạ của Cơ quan Hanford sẽ còn lưu lại trong một thời gian rất rất lâu - và cùng với nó, cái bóng của McCluskey - Người Phóng Xạ.
- Theo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín