Câu chuyện đáng suy ngẫm về đua ngựa và trứng cá hồi đằng sau bộ óc với tầm nhìn 300 năm của CEO SoftBank
Vị CEO Nhật Bản Masayoshi Son luôn thích tạo dựng một giao kèo thông qua các khoản đầu tư bởi ông muốn tạo ra “một tập đoàn có thể tồn tại tới 300 năm”.
Ít ai biết rằng đằng sau tất cả những động thái và thỏa thuận đình đám như thương vụ mua lại hãng phân phối điện thoại Sprint, nhà sản xuất chip của Anh là ARM Holdings hay cuộc gặp gỡ với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump của CEO SoftBank Masayoshi Son là sự nhìn nhận, hiểu biết và rút ra kinh nghiệm từ 2 câu chuyện: Đua ngựa và trứng cá hồi.
Đó chính xác là cơ sở nghiêm túc để vị CEO quyền lực của Nhật Bản quyết định thành lập nên quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD trong một thương vụ hợp tác cùng với chính phủ Ả rập Saudi và một số tổ chức khác.
Ngày 3/9/2016, ông Son đã có cuộc gặp mặt với Thái tử Ả rập Saudi là Mohammad bin Salman tại Nhà khách chính phủ Akasaka ở Tokyo. Ông Son đã đề xuất ý tưởng về quỹ này và 2 người cùng nhau bàn luận về nó. Cả 2 đã cùng thảo luận rất lâu – thậm chí dù vị hoàng tử Ả Rập đã gặp gỡ với rất nhiều doanh nhân Nhật Bản trong chuyến thăm tới quốc gia này nhưng ông lại chọn công bố bức ảnh về cuộc gặp mặt giữa mình và tỷ phú Son cho báo chí.
Trên thực tế lịch trình ban đầu của CEO Son không có mặt tại Tokyo vào ngày hôm đó. Ông có cuộc họp tại Vladivostok tại trụ sở công ty điện tử của Nga – một chương trình trong chuyến thăm chính thức của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tuy nhiên tỷ phú Son đã hủy lịch trình này vào phút trót – một hành động có thể nói là chưa từng thấy. Đối với ông, cuộc gặp gỡ với vị hoàng tử Ả rập quan trọng hơn nhiều.
Khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/10, tỷ phú Son đã có mặt tại Riyadh – thủ đô của Ả rập Saudi. Tại đây, ông đã ký kết thỏa thuận tạo lập một quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD, bắt tay cùng các bộ trưởng nước này và sau đó nhanh chóng ra sân bay để di chuyển về nước.
Chờ đợi ông ở Tokyo là Tim Cook – CEO của Apple. Ông Son suýt chút nữa phải hủy bỏ một lịch trình khác nhưng thật may mắn là Tim Cook có thể sắp xếp lại thời gian hẹn khác. Cook với lịch trình vô cùng dày đặc khi lần đầu tiên đặt chân tới Nhật Bản trên cương vị CEO Apple, đã không có thời gian chuẩn bị nhiều cho những yêu cầu trong thông báo vắn tắt gửi tới trước đó. Tuy nhiên khi gặp, ông đã ngay lập tức bị cuốn vào dự án trị giá 100 tỷ USD của ông Son.
Vậy tại sao Son vội vã thu hút nhiều người vào khoản đầu tư khổng lồ này đến vậy, thậm chí là nó có thể ảnh hưởng tới những tên tuổi lớn trong giới chính trị và kinh doanh?
Không cần danh mục đầu tư
Câu trả lời và lý do rất dễ hiểu khi nhìn nhận vấn đề tại sao công chúng luôn đánh giá Softbank như một công ty đầu tư quy mô - mà Son vẫn gọi đó là chiến lược “bầy đàn”.
Khi Son nhắm tới một doanh nghiệp mà ông cho là tiềm năng, ông sẽ xây dựng mối hợp tác về vốn bằng việc đầu tư vào những doanh nghiệp này. Những gì ông đánh giá cao là những kế hoạch lâu dài niềm tin tưởng lẫn nhau giữa những nhà sáng lập.
Với Son, niềm tin là thứ rất cần thiết với những mối hợp tác trong dài hạn. Softbank thường giữ cổ phần của những công ty khác trung bình 13,5 năm.
Softbank không chọn những khoản đầu tư nhỏ và bán tháo cổ phiếu trong ngắn hạn nhằm kiếm lời. Họ cũng không sử dụng các danh mục đầu tư để tối thiểu hóa rủi ro như việc những quỹ đầu tư thông thường vẫn làm. Những mẹo trong đầu tư như bán khống chắc chắn không phải là lựa chọn của công ty này. Softbank không kỳ vọng có thể tạo ra lợi nhuận từ những thương vụ như vậy.
Như một quy luật, Son luôn trở thành cổ đông lớn tại những công ty mà Softbank đầu tư vào. Mặc dù ông không can thiệp vào tình hình quản trị của công ty, nhưng ông luôn nói “tôi luôn nghĩ về doanh nghiệp đó như thể tôi đang điều hành nó”.
Son nói ông muốn lập một giao kèo thông qua các khoản đầu tư bởi ông muốn tạo ra “một tập đoàn có thể tồn tại tới 300 năm”.
Ngành công nghệ thông tin – lĩnh vực hoạt động chính của Son – đặc biệt chứng kiến mức cạnh tranh gay gắt với những công ty phát triển nhanh chóng mà cũng có thể sụp đổ trong nháy mắt. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một lĩnh vực kinh doanh có thể gây tổn hại cho công ty.
Chiến lược bầy đàn của Son là giải pháp cho điều này. Mục tiêu là tạo ra mạng lưới những công ty thông qua việc đầu tư để sống sót qua kỷ nguyên mới hoặc xa hơn. Để làm được điều này, một quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD hợp tác cùng Ả rập Saudi là thực sự cần thiết.
Câu chuyện về đua ngựa và trứng cá hồi
Khoảng 7 năm trước, đội ngũ chiến lược của Softbank đã tiến hành một nghiên cứu độc nhất và đưa những kết luận phát hiện ra được cho là của CEO Son. Nghiên cứu tập trung vào một câu hỏi duy nhất là: Tại sao nước Anh lại không thể chiến thắng trong các cuộc đua ngựa nữa?
Giống thuần chủng lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1791. Đội đua Jockey Club của Mỹ đã ghi nhận 456 chú ngựa và giống thuần chủng của chúng là Ngựa thuần chúng. Còn tại Anh cho tới đầu thế kỷ 20, họ vẫn khăng khăng chỉ những chú ngựa có tổ tiên là Ngựa thuần chủng mới được công nhận là thuần chủng. Dần dần, những chú ngựa Anh bắt đầu thua cuộc trước những đối thủ tới từ Pháp và Mỹ.
Sự thất bại của những chú ngựa Anh trên đường đua là bởi họ đã quá nhấn mạnh vào nguồn thuần chủng. Kết luận mà Son đưa ra là "dù là đua ngựa hay kinh doanh đều cần những nguồn DNA mới nếu muốn sống sót".
Tuy nhiên, để tìm ra nguồn DNA của những người chiến thắng không hề dễ dàng. Son thường liên hệ tới việc ấp trứng cá hồi. Ông cho rằng trong số 2.000 – 3.000 trứng cá hồi mái ấp, chỉ 1 quả trứng đực và 1 quả trứng mái sẽ sống sót. Nếu nhiều trứng sống sót hơn, dòng sông sẽ tràn ngập cá hồi. Nếu ít hơn thì sau đó rõ ràng loài này sẽ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, làm sao có thể nhận ra trong số cả nghìn quả trứng đó, quả nào sẽ sống sót? Câu trả lời là dù là Son – người luôn có con mắt nhìn ra tài năng của một người cũng không thể biết được!
Thế giới đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Son tin chắc vào tuyên bố của mình rằng AI sẽ vượt trí thông minh của con người trong vòng 30 năm tới."Khi điều đó xảy ra, mỗi ngành công nghiệp sẽ được định hình lại. Cuộc cạnh tranh sẽ được mở rộng ra hơn và tìm những con cá hồi sống sót sẽ khó khăn hơn nhiều".
Thời gian sẽ trả lời tất cả
Với quỹ đầu tư mới, Son lên kế hoạch đầu tư vào khoảng 5.000 doanh nghiệp được chọn lựa và dẫn dắt bởi những doanh nhân tiềm năng.
“Dù không xây dựng được một mạng lưới nhưng Softbank vẫn sẽ tiếp tục trong 30 năm, thậm chí là 300 năm. Để trong tương lai khi có người hỏi về 1 thứ mà Masayoshi Son đã sáng chế, tìm ra thì câu trả lời không chỉ là chip, phần mềm, phần cứng mà còn cả cấu trúc tổ chức có thể phát triển liên tục trong 300 năm”.
Đó chính là suy nghĩ Masayoshi Son luôn canh cánh trong lòng đằng sau những khoản đầu tư khổng lồ. Hơn bất kỳ ai, ông hiểu rằng mục tiêu của mình chưa được nhiều người hiểu rõ. “Mọi người thường chỉ trích Softbank là công ty đầu tư đơn thuần. Tuy nhiên tôi nghĩ thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất – ít nhất là trong vòng 300 năm nữa”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI