Câu chuyện ít người biết về "Hoàng đế của Hoa Kỳ" vào năm 1859 và thậm chí người đàn ông này còn phát hành tiền tệ của riêng mình
Mặc dù không có một xu dính túi, ông đã tự xưng là Hoàng đế của Hoa Kỳ và trị vì đất nước trong 21 năm. Ông là nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả nổi tiếng bao gồm Mark Twain, Robert Louis Stevenson và Neil Garmin.
Vị "Hoàng đế" đặc biệt này cũng được coi là một vị thánh của thuyết Bất hòa, một tôn giáo thờ Nữ thần của sự hỗn loạn, Discordia. Và đây là câu chuyện của Norton I, Hoàng đế của Hoa Kỳ và Người bảo hộ của Mexico, thành phố San Francisco, nơi đã làm hài lòng những ảo tưởng vĩ đại của ông.
Joshua Abraham Norton sinh ra ở Anh vào khoảng năm 1818, Norton nhập cư đến San Francisco sau cái chết của cha mẹ mình vào năm 1849. Ông là một doanh nhân thành đạt trên thị trường bất động sản nhưng lại trắng tay sau khi đầu tư vào gạo Peru.
Sau khi nhận được di chúc thừa kế tài sản từ của cha mình, Norton lên con tàu Franzeska của Hamburg và di cư đến San Francisco với số tiền 40.000 USD (tương đương với hơn 1 triệu USD so với tỉ giá hiện tại). Sau khi thành công trong lĩnh vực bất động sản vào những năm 1850, Norton đã nhìn thấy tiềm năng từ thị trường gạo với nạn đói đang hoành hành ở Trung Quốc, ông quyết định ký hợp đồng với một đại lý và mua 200.000 pound (hơn 90 tấn) gạo từ Peru với giá 25.000 USD. Tuy nhiên, sau khi ông ký hợp đồng, các lái buôn khác cũng nhập gạo ồ ạt gạo từ Peru về và khiến cho giá gạo giảm mạnh. Do đó, Norton đã cố gắng hủy hợp đồng và điều này đã dẫn đến một vụ kiện tụng kéo dài khiến ông ta phá sản.
Sau khi cảm thấy không hài lòng với chính trị và luật pháp, Norton quyết định hành động và vào ngày 17 tháng 9 năm 1859, ông đã gửi thư đến các tờ báo khác nhau và tuyên bố mình là "Hoàng đế của Hoa Kỳ".
Vào ngày 12 tháng 10 năm 1859, sau khi tự cho mình nắm quyền kiểm soát tuyệt đối đối với Hoa Kỳ, Norton ra sắc lệnh bãi bỏ Quốc hội Hoa Kỳ và triệu tập Quân đội để phế truất các quan chức được bầu. Năm 1862, ông đã tự ban hành một ủy nhiệm ra lệnh cho Giáo hội Công giáo La Mã và các nhà thờ Tin lành công khai phong ông là "Hoàng đế" với hy vọng giải quyết các tranh chấp của Nội chiến.
Sau đó vào ngày 12 tháng 8 năm 1869, ông bãi bỏ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông nhằm lật đổ chính phủ đều thất bại và không một mệnh lệnh nào của ông trong số này được thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, ông lại được người dân San Francisco tôn sùng là Hoàng đế và các sĩ quan của Quân đội Hoa Kỳ đã tặng ông những chiếc cầu vai quân đội mạ vàng và vào năm 1870, trong cuộc điều tra dân số của Hoa Kỳ sau đó, ông cũng có tên trong danh sách và có thêm một chú thích đặc biệt là "Hoàng đế".
Mặc dù bị cho là điên rồ, nhưng Hoàng đế Norton thực sự có những ý tưởng nhìn xa trông rộng và đưa ra nhiều mệnh lệnh và sắc lệnh, một số trong số đó, nếu được thực hiện, có thể dẫn đến sự cải thiện của cả thành phố.
Trong cuộc đời "Hoàng đế" của mình, ông đã ban hành một số sắc lệnh Hoàng gia bao gồm việc thành lập Liên đoàn các quốc gia, cấm rõ ràng xung đột giữa các tôn giáo và giáo phái, xây dựng một cây cầu treo hoặc đường hầm giữa San Francisco và Oakland. Tuy nhiên cây cầu treo có lẽ là cây cầu duy nhất trong số rất nhiều sắc lệnh của ông đã trở thành hiện thực. Việc xây dựng Cầu Vịnh San Francisco-Oakland được hoàn thành vào ngày 12 tháng 11 năm 1936 và có một chiến dịch kêu gọi cây cầu này được đặt theo tên của ông.
Vị "Hoàng đế" kỳ quặc này thậm chí còn phát hành tiền riêng của mình với mệnh giá từ năm mươi xu đến mười đô la để trả các khoản nợ của mình.
Khi khám xét căn phòng của "Hoàng đế" trong một ngôi nhà trọ tại Commercial Street sau khi ông ta qua đời, người ta thấy rằng ông ta có rất ít tiền thật. Tuy nhiên, ông ta lại có một số trái phiếu hoàng gia giả, điện tín và thư từ. Một trong những bức điện từ Hoàng đế Alexander II của Nga chúc mừng ông về cuộc hôn nhân trong tương lai với Nữ hoàng Victoria, một bức điện khác từ Tổng thống Pháp cảnh báo rằng sự hợp nhất như vậy sẽ có hại cho hòa bình thế giới, và cũng có những bức thư ông viết cho Nữ hoàng Victoria.
Norton thường tiến hành kiểm tra các đường phố của San Francisco và từng được cho là đã ngăn chặn những kẻ bạo loạn chống Trung Quốc, tấn công người Trung Quốc bằng cách đọc kinh Lạy Cha (Lord’s Prayer) cho đến khi họ giải tán.
Ông rất được yêu mến và kính trọng bởi người dân San Francisco và khi ông qua đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1880, ông đã được tổ chức một lễ tang lớn với sự tham dự của 30.000 đứng xếp hàng kéo dài gần 3km.
Dù không có tiền, ông vẫn đến các nhà hàng cao cấp để dùng bữa và các chủ nhà hàng sẽ đặt một tấm bảng bằng đồng ở lối vào của họ có nội dung "Appointment to his Imperial Majesty, Emperor Norton I of the United States". Một chỗ ngồi luôn được dành cho ông tại các nhà hát kịch và buổi biểu diễn âm nhạc. Khi đồng phục của ông bị sờn rách, Ban giám sát San Francisco đã yêu cầu tặng cho ông một bộ khác để thay thế.
Năm 1980, San Francisco thậm chí còn kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI