Câu chuyện "người mở đường" Nokia và "kẻ kế thừa" Google
Google dường như biết cách làm tốt hơn những gì mà Nokia từng làm.
Hãy cùng ngược dòng quá khứ hồi tưởng về một thời huy hoàng của đế chế Nokia với những bước chân mở đầu xu hướng để rồi Google là một trong những người kế thừa và "giữ lửa".
1. Hệ điều hành di động
Công ty Symbian Ltd được thành lập vào cuối thập kỷ 90 dưới sự hợp tác giữa Nokia, Motorola, Ericsson và Psion. Sau đó Nokia đã thành lập Symbian Foundation, một nền tảng di động mở. Năm 2008 chính là cột mốc đánh dấu việc hệ điều hành Symbian đứng ngôi vương với hơn 50% thị phần hệ điều hành di động trên toàn thế giới trong khi cùng thời điểm này hệ điều hành Android của Google chỉ vừa ra mắt và chiếm 0.5% thị phần.
Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của Nokia chỉ kéo dài 2 năm, vào quý 4 năm 2010, Android đã vượt mặt Symbian. Từ lúc này, hệ điều hành Symbian bắt đầu tuột dốc không phanh mà không có thêm bất kỳ một sự thay đổi nào trong năm 2012.
Hiện tại đã là năm thứ 5 Android đứng ở vị trí dẫn đầu hệ điều hành trên các smartphone trên toàn thế giới và ngay tại thời điểm này thị phần của Android đang chiếm đến 80%. Dẫu biết rằng không có gì là mãi mãi nhưng với hệ sinh thái quá mạnh mẽ và đa dạng của Google, thật khó để có thể nghĩ về ngày Android không còn là chính mình.
2. Bản đồ trên smartphone
Phải đến tháng 11/2009, Google mới bổ sung thêm ứng dụng dẫn đường miễn phí cho Android nhưng trước đó Nokia đã trang bị phần mềm dẫn đường Ovi Maps cho các thiết bị cầm tay chạy Symbian của mình từ năm 2007 cho đến năm 2011. Bây giờ, dịch vụ bản đồ và dẫn đường của Nokia vẫn đang được phát triển độc lập với tên gọi HERE Maps. Vừa qua, Nokia cũng đã chính thức ra mắt tablet Nokia N1 đầu tiên chạy Android của mình và bước đầu đi trên con đường tìm lại ánh hào quang năm xưa.
Ovi Maps trên Symbian.
Google Maps trên Android.
3. Nền tảng dành cho game di động
5 năm trước khi Google tung ra dịch vụ Play Games Nokia đã giới thiệu N-Gage, một chiếc smartphone chuyên cho chơi game trên nền tảng Symbian S60. Đáng tiếc rằng, nền tảng này lại không được thị trường đón nhận dù cũng gặt hái được một số thành công nhất định. Nokia sau đó cũng không có chiến lược cụ thể nào để vực dậy nó. Cho đến năm 2009, Nokia mới bắt đầu trở lại mảng game di động bằng dịch vụ Ovi Store thay thế hoàn toàn cho nền tảng N-Gage. Tuy nhiên, những thứ đó đã lụi tàn để nhường chỗ cho dịch vụ Play Games của Google đang rất thịnh hành ở thời điểm hiện tại và thu hút trên 100 triệu người sử dụng riêng trong năm 2014 này.
Chơi game trên N-gage.
Chơi game trên Android.
4. Trình duyệt web trên smartphone
Trình duyệt web dành cho hệ điều hành Symbian S60 của Nokia đã được xây dựng trên nền WebKit từ năm 2005 và trở thành một tính năng không thể thiếu trên các smartphone đời sau của Nokia như N95 hay E71. Google cũng đã dựa vào Webkit để tạo nên trình duyệt của Android đầu tiên trên chiếc T-mobile G1 vào cuối năm 2008. Hiện nay, ứng dụng Chrome trên Android (thay thế cho trình duyệt web mặc định trước đây của Android) được phát triển từ nhân Blink, nền tảng cũng sử dụng một số thành phần của WebKit.
Nokia N95 và trình duyệt của hệ điều hành Symbian S60.
T-mobile G1 và trình duyệt Android đầu tiên.
5. Sứ mệnh "iPhone Killer"
Cụm từ “iPhone killer” đã từng khá phổ biến trước đây khi nhiều nhà sản xuất muốn đánh bại Apple và iPhone. Thế nhưng bây giờ chẳng mấy ai còn nhắc tới 'iPhone killer" nữa bởi iPhone quá khó để bị đánh bại. Trước đây, Nokia cũng đã ra mắt một vài thiết bị với kỳ vọng có thể trở thành “iPhone killer” như Nokia 5800 XpressMusic, Nokia N97 và Nokia N8. Tiếp bước Nokia hiện nay, Google và các đối tác của mình đang cố gắng hiện thực hóa “iPhone killer” với các flagship của mình.
Các smartphone được gắn mác “iPhone killer”.
>> Điểm mặt những lá cờ đầu mở đường cho sự ra mắt của Nokia N1
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"