Câu chuyện về chàng trai sống không có tim suốt 1 năm trời truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Trái tim hỏng do căn bệnh tim di truyền, Stan Larkin đã sống một năm trời không có tim để chờ người hiến tạng. Anh dã vượt qua gian đoạn khó khăn ấy như thế nào?
Một anh chàng 25 tuổi tại Mỹ vừa mới được cấy ghép tim. Chuyện không có gì lạ nếu các bạn không biết rằng trước đó, anh ta đã sống hơn một năm trời mà không có trái tim nào trong cơ thể.
Stan Larkin đã đeo một “trái tim nhân tạo” trong balo sau lưng, 24 giờ một ngày trong 555 ngày liền. Trái tim giả này sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể của Larkin, chức năng y hệt một quả tim thật.
Hồi năm 2014, anh Larkin là bệnh nhân đầu tiên tại Michigan được sử dụng thiết bị tim nhân tạo có tên SynCardia này.
Cả anh Stan và người em Dominique đều mắc bệnh tim di truyền, trái tim của họ có thể dừng hoạt động bất kì lúc nào mà không có triệu chứng gì báo trước. Đây cũng là chứng bệnh gây nên việc đột tử ở nhiều vận động viên.
Sau nhiều năm trời chờ đợi người hiến tạng, Stan và Dominique đã thay thế trái tim của mình bằng thiết bị Syncardia kia.
“Cả hai an hem họ trông rất yếu khi chúng tôi gặp gỡ lần đầu tiên trong khu vực chăm sóc đặc biệt”, bác sĩ phẫu thuật Jonathan Haft nói, “Chúng tôi rất muốn thay tim cho các em, nhưng có vẻ như thời gian còn lại là không nhiều. Kết cấu cơ thể của hai em có những điểm đặc biệt mà công nghệ lúc ấy không giải quyết được”.
Những thiết bị khác có thể trợ giúp tim khi mà một phần của nó không hoạt động được, còn SynCardia được đưa vào sử dụng khi mà toàn bộ trái tim gặp vấn đề.
Dominique chỉ cần sử dụng SynCardia trong vài tuần trước khi được cấy ghép tim, nhưng Stan thì phải đợi tới hơn một năm trời. Thay vì đợi mòn mỏi ở bệnh viện, Stan đã quyết định đặt SynCardia vào một thiết bị lưu trữ khác để anh có thể về nhà trong lúc chờ đợi.
Vào thời điểm đó, không ai biết rõ được rằng anh sẽ xoay sở như thế nào trong khoảng thời gian chờ tạng đó. Thiết bị lưu trữ được đặt vào trong một balo đeo lưng nặng 6kg, SynCardia được kết nối với hệ thống mạch máu của bệnh nhân, giúp bơm oxi vào máu và truyền đi khắp cơ thể.
Stan nói rằng thiết bị này khá là bất tiện khi mà phải mang nó theo người 24/7, anh không thể bế con gái hay cõng cô bé trên lưng được. Nhưng anh lại làm các bác sỹ ngạc nhiên tột độ khi anh có thể chơi được bóng rổ.
“Thực sự thiết bị này không làm ra để người bệnh có thể chơi được bóng rổ”, bác sỹ Hafl ngạc nhiên nói, “Stan thực sự đã vượt qua giới hạn bản thân cũng như giới hạn công nghệ với thiết bị này, anh ấy quả thực hợp với nó”.
Như Iron Man vậy
Vào ngày mùng 9 tháng 5 năm 2016, Stan nhận được tim để cấy ghép và tính tới thời điểm này, anh đã hoàn toàn hồi phục sau ca phẫu thuật. Câu chuyện về anh được đăng tải như một lời truyền bá về việc 5,7 triệu người Mỹ đang sống với một trái tim không khỏe, và cần được hiến tạng.
“Anh ấy là một tấm gương người hùng với tất cả chúng ta”, giám đốc Trung Tâm Tim Mạch Frankel, David J. Pinsky nói, “Thực tế, câu chuyện của Stan đã dạy cho chúng ta được cách làm nên sự khác biệt, và sự khác biệt đó tạo nên sự hy vọng ở các bệnh nhân tim đang chờ được ghép tạng. Thậm chí nó còn có thể tạo nên sự khác biệt nơi các bác sỹ điều trị. Cảm ơn anh đã chia sẻ cho chúng tôi và nhiều người khác câu chuyện của anh, câu chuyền của lòng dũng cảm.”
Theo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4