Câu hỏi một ngày uống bao nhiêu nước thì đủ lại có câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên
70% cơ thể bạn là nước, nên hãy đọc kỹ để có đủ năng lượng cho một ngày làm việc nhé.
“Ăn gì bổ nấy” - nhưng nếu hiểu thực sự theo nghĩa đen, thì câu nói này phải là “Uống gì bổ đấy”. Vậy uống đến bao nhiêu thì đủ?
Nước chiếm tới 60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Hầu hết chúng tập trung tại não, tim, phổi, cơ, da và ở xương cũng có đến 30% là nước. Nước còn có rất nhiều vai trò quan trọng: điều chỉnh thân nhiệt; vận chuyển dinh dưỡng trong cơ thể; đào thải chất thải; hình thành nước bọt; bôi trơn các khớp; đồng thời đóng vai trò như một lớp bảo vệ các tạng quan trọng cũng bào thai đang phát triển khỏi những tác nhân cơ học.
Chẳng còn gì phải bàn cãi về sự thiết yếu của nước đối với sức khỏe con người. Vậy, con số khoa học cụ thể về lượng nước cần uống trong một ngày là bao nhiều?
Có thể bạn đã từng đọc được rằng ta nên uống 8 cốc nước x 8 ounce (237 ml nước) mỗi ngày. Tức là 64 ounce, tương đương với 1,9 lít nước mỗi ngày. Đó là một câu trả lời sai hoàn toàn!
Mặc dù con số này quả là dễ nhớ, nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2002, đây là một con số vô căn cứ và không hề có căn cứ khoa học nào. Theo nhiều nghiên cứu thực tế, con số này thực chất lớn hơn nhiều so với lượng nước uống thực sự cần thiết trong một ngày, đối với một người trưởng thành khỏe mạnh.
Sai lầm của câu trả lời này nằm ở chỗ cơ thể có rất nhiều cách khác để hấp thu nước ngoài việc uống trực tiếp.
Ví dụ điển hình là thức ăn. Bất kể loại thức ăn nào bạn ăn cũng đều có nước. Đặc biệt, trái cây tươi và rau củ chứa rất nhiều nước. Có thể kể đến dưa hấu, dâu tây, với 90% trọng lượng là nước. Mỗi chế độ ăn khác nhau lại có lượng nước hấp thu khác nhau. Theo một báo cáo của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2004, trung bình người dân Bắc Mỹ hấp thu khoảng 20% nước qua thức ăn hằng ngày.
Nguồn nước quan trọng khác mà quy tắc 8 x 8 không tính đến đó là những loại đồ uống không phải nước. Các loại đồ uống không chứa cồn như cà phê, trà, sữa, nước hoa quả, hay soda đều bao gồm hầu hết là nước và đều được hydrat hóa trong cơ thể bạn. Cà phê, thực chất cũng không làm mất nước như những lời đồn đại hay gặp, mà nó chính là một dạng nước phù hợp cho cơ thể. Nhưng bạn nên cân nhắc tới những tác dụng không mong muốn khi uống quá nhiều cà phê như đau đầu và rối loạn giấc ngủ.
Vậy, sau khi tổng hợp lại được lượng nước từ uống nước trực tiếp, từ thức ăn, từ các loại đồ uống khác, đâu là câu trả lời cụ thể? Không có một con số cụ thể nào cả. Bởi vì lượng nước đó còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, tần suất vận động, tình trạng cơ thể và môi trường sống của mỗi người. Bạn đổ càng nhiều mồ hôi thì lượng nước cần bù lại càng nhiều. Một người lao động nặng trong môi trường nóng bức đương nhiên sẽ cần uống nhiều nước hơn một người có cùng cân nặng, cùng chiều cao nhưng lại làm việc trong văn phòng có điều hòa.
Đa số người khỏe mạnh đáp ứng đủ nhu cầu hấp thu nước của họ dựa vào cảm giác khát nước. Cơ thể của bạn sẽ tự “báo động” cảm giác khát khi mức nước trong cơ thể giảm xuống. Và đương nhiên, liều thuốc tốt nhất là uống nước. Ngoài ra, màu nước tiểu cũng phản ánh lượng nước trong cơ thể bạn. Nước tiểu sẽ vàng đậm hoặc da cam khi cơ thể thiếu nước, và vàng nhạt hoặc không màu khi cơ thể đủ nước.
Tóm lại, lời khuyên tốt nhất cho cơ thể bạn là: hãy uống nước khi cảm thấy khát và hãy bù nước khi đổ nhiều mồ hôi.
Tham khảo: Livesciene
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4