CEO Blackberry lên án Apple đang vì danh tiếng bản thân mà bảo vệ cho tội phạm

    Nguyễn Hải,  

    Thật lạ khi CEO một công ty công nghệ từng nhiều lần từ chối hợp tác với các chính phủ trên thế giới để theo dõi người dùng như Blackberry, lại công khai chê bai đối thủ của mình, Apple, trong một hành động tương tự khi từ chối yêu cầu của chính phủ Mỹ.

    John Chen, CEO và là chủ tịch của Blackberry, chỉ trích lập luận của Apple khi nói rằng, cho phép chính quyền truy cập vào thiết bị di động của tội phạm bị tình nghi, sẽ làm lu mờ hình ảnh của nhà sản xuất iPhone này.

    Chúng ta đang thực sự ở trong một thời kỳ đen tối khi các công ty đặt danh tiếng của họ lên trên những điều tốt đẹp hơn. Tại Blackberry, chúng tôi hiểu, một cách rõ ràng hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác, tầm quan trọng của cam kết bảo mật với sự thành công của sản phẩm và giá trị thương hiệu: các quy tắc riêng tư và bảo mật, mấu chốt của mọi thứ chúng tôi làm. Tuy nhiên, các cam kết bảo mật của chúng tôi không mở rộng cho những kẻ tội phạm.” trích đoạn ông Chen viết trên blog của mình với đầu đề “Cuộc thảo luận về mã hóa: con đường tiến về phía trước.”

    Ông Chen dẫn một câu chuyện gần đây, khi Apple đấu tranh chống lại các cơ quan chính quyền trong việc có cho phép họ truy cập vào một chiếc iPhone chạy iOS 7 hay không. Apple lập luận trong vụ án hình sự rằng “buộc Apple trích xuất dữ liệu tại phiên tòa, mà không có quyền hạn rõ ràng để làm như vậy, có thể đe dọa đến niềm tin giữa Apple và khách hàng của họ, và cũng làm lu mờ thương hiệu của Apple. Việc danh tiếng bị thiệt hại có thể gây ra các tác động lâu dài về kinh tế vượt quá chi phí cho việc thực hiện duy nhất một trường hợp như vậy.”

    Do dư âm của vụ rò rỉ thông tin từ Edward Snowden, CEO Apple, ông Tim Cook đã quyết định không làm các backdoor để truy cập vào thiết bị chạy iOS 8 và iOS 9. Trong khi ở phiên bản trước, iOS 7, Apple có thể truy cập vào thiết bị. Bộ Tư pháp Mỹ đã tỏ ra không hài lòng về hành động này của công ty.

    Ông Chen nói bóng gió về việc nếu một chiếc điện thoại của Blackberry bị rơi vào hoàn cảnh tương tự như trên, ông ấy sẽ cho phép việc truy cập với sự bảo đảm. “Chúng tôi bác bỏ quan điểm cho rằng các công ty nên từ chối các yêu cầu truy cập hợp lý và hợp pháp. Cũng như việc các cá nhân công dân phải chịu trách nhiệm giúp ngăn chặn tội phạm khi họ có thể làm vậy một cách an toàn, cũng tương tự như việc các công ty phải có trách nhiệm làm những gì có thể, trong những khuôn khổ đạo đức và pháp lý, để giúp các cơ quan thực thi pháp luật trong nhiệm vụ bảo vệ chúng ta.”

    CEO của Blacberry cũng cho biết ông không bao giờ làm các backdoor phục vụ chính phủ trên thiết bị của mình, và lưu ý rằng công ty của ông đã rời khỏi thị trường Pakistan khi chính phủ nước này muốn kiểm soát toàn bộ lưu lượng của dịch vụ Blackberry Enterprise Service (BES). Hơn nữa, ông còn cho biết thêm, một lệnh cấm mã hóa sẽ không bao giờ có tác dụng, khi “tội phạm sẽ đơn giản là viết các ứng dụng mã hóa của riêng chúng” để đối phó. Ông Chen kết luận rằng các công ty công nghệ phải có “trách nhiệm kép, vừa bảo vệ sự riêng tư của khách hàng một cách tích cực và hợp tác với các yêu cầu hợp pháp để điều tra.”

    Theo Arstechnica.com

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày