CEO Jensen Huang của Nvidia nổi tiếng ‘khắt khe’ nhưng làm một điều nhân viên nào cũng phải nể: Đây là cách tạo ra những thành công phi thường
Trái ngược với một số CEO về việc sa thải nhân viên, CEO của Nvidia lại có những chiến lược nhân sự giá trị.
- Tỷ phú Jensen Huang cùng 4 nhà khoa học về học sâu trở thành chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD từ quỹ của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng
- Hợp tác với VinBrain, Chủ tịch NVIDIA Jensen Huang hé lộ 3 yếu tố sẽ mở ra chương mới cho lĩnh vực AI Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Thủ tướng và CEO Jensen Huang dạo phố cổ Hà Nội, thưởng thức nem tai, nem chua rán, uống bia Trúc Bạch
- Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
- Giữ lời hứa, tỷ phú Nvidia Jensen Huang trở lại Việt Nam
Thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đã bùng nổ, tác động đến nhiều ngành nghề khác nhau. Các công ty nhanh chóng làm quen công nghệ mới và nhân viên mọi cấp độ học các kỹ năng liên quan đến AI.
Trong số các công ty dẫn đầu làn sóng này, Nvidia nổi bật hơn cả. Từ khởi đầu khiêm tốn, CEO Jensen Huang đã trở thành lãnh đạo của một trong những công ty giá trị nhất thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn với 60 Minutes, CEO Huang được mô tả là "người cầu toàn, khắt khe và không dễ làm việc". Ông đồng tình với điều này và cho rằng những điều phi thường đều không dễ thực hiện.
Với giá trị vốn hoá thị trường hơn 3.400 tỷ USD, Nvidia là công ty giá trị thứ hai trên thế giới. Thành công của công ty kéo theo nhiều nhân viên trở thành những triệu phú đô la.
Nhưng trái với tưởng tượng của nhiều người về môi trường làm việc “áp lực” tại Nvidia cũng như CEO Huang sẽ dễ dàng sa thải nhân viên nếu làm không tốt, ông Huang lại có cách tiếp cận tinh tế hơn.
Trong cuộc trò chuyện với CEO Patrick Collison của công ty công nghệ Stripe, CEO Huang cho biết ông không vội vàng sa thải các nhân viên và thích “gây áp lực” để họ trở nên vĩ đại hơn.
Chiến lược này là bài học cho nhiều CEO khác. Việc giữ chân nhân viên và đào toạ họ mang lại hai lợi ích cho lãnh đạo và toàn bộ tổ chức.
Củng cố lòng trung thành
Mặc dù tiền lương là mối quan tâm hàng đầu, nhưng tiền không đủ để thu hút những nhân tài giỏi nhất hiện nay. Khi thị trường lao động chủ yếu là người trẻ, họ ưu tiên sự kết hợp giữa công việc và cuộc sống hơn là tách biệt hoàn toàn hai khía cạnh này. Họ cũng coi trọng cơ hội được học hỏi hơn.
Các nhà lãnh đạo có thể xây dựng lòng trung thành bằng cách đầu tư vào sự phát triển cá nhân của nhân viên thông qua việc cố vấn và huấn luyện.
Một khi nhân viên cảm thấy được hỗ trợ và coi trọng, tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm, đồng thời củng cố thương hiệu và văn hoá của công ty. Sự đầu tư vào con người này dẫn đến sự gắn kết cao hơn, vượt ra ngoài ranh giới của tổ chức và tác động tích cực đến khách hàng.
Gắn kết và cải thiện hiệu suất
Việc liên tục thay thế nhân viên sẽ làm cạn kiệt tài năng, khiến hiệu suất trì trệ và ảnh hưởng đến doanh thu. Công ty sẽ phải mất thời gian đào tạo nhân viên mới và xây dựng lại động lực của nhóm. Thay vào đó, người lãnh đạo có thể kiên nhẫn với các nhân viên và nỗ lực phát huy tiềm năng nơi họ.
Một nhóm gắn kết, lâu dài sẽ xây dựng được lòng tin, lòng trung thành và sự thống nhất. Khi các thành viên thực sự đầu tư vào mục tiêu của công ty, cam kết của họ không chỉ dừng lại ở việc kiếm mà đóng góp vào sứ mệnh chung.
Việc CEO Jensen Huang không vội vàng sa thải mà trao cơ hội đã dẫn đến những thành tựu phi thường. Bằng cách cố vấn, đào tạo và làm gương, nhân viên của ông có thể thành công, từ đó công ty cũng sẽ trở nên lớn mạnh, vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Tham khảo Forbes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI