CEO Microsoft Satya Nadella: Sứ mệnh ban đầu của Bill Gates luôn khiến tôi phiền lòng
Khoảng năm 1980, Bill Gates đã đặt ra cho Microsoft, công ty mà ông sáng lập, một sứ mệnh khá rõ ràng: Mỗi gia đình sẽ có ít nhất một chiếc máy tính để bàn.
Nhưng CEO Satya Nadella, người khởi nghiệp tại Microsoft ở vị trí lập trình viên vào năm 1992 và cuối cùng nhận chức lãnh đạo cao nhất vào năm 2014, cho rằng có một lỗ hổng lớn trong sứ mệnh nổi tiếng của Gates.
"Khi tôi gia nhập Microsoft vào năm 1992, chúng tôi thường nói về sứ mệnh đưa máy tính vào mọi gia đình và cuối thập kỷ ấy chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh đó, ít nhất là tại những quốc gia phát triển", Nadella chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với USA Today. "Nó luôn khiến tôi phiền lòng bởi chúng tôi đã nhầm lẫn giữa một sứ mệnh lâu dài và một nhiệm vụ ngắn hạn".
Nói cách khác, Nadella cho rằng định hướng cho tương lai Microsoft của Gates cần có một điểm dừng hợp lý và nó không xem xét những hướng mà công ty sẽ theo đuổi sau khi đã hoàn thành sứ mệnh. Trong những năm 2000, dưới thời CEO Steve Ballmer, Microsoft nổi tiếng với những chiến lược nhằm bảo vệ quyền kiểm soát ngành công nghiệp máy tính chứ không có nhiều đổi mới.
Tới năm 2015, Nadella đã đặt ra một sứ mệnh mới cho Microsoft: “Trao sức mạnh cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt nhiều thành tựu hơn”. Và ông cũng khuyến khích Microsoft không nên ngủ quên trên vinh quang của mình.
Dưới thời Nadella, Microsoft đã chuyển trọng tâm ra khỏi mảng Windows và máy tính cá nhân, đặt hy vọng nhiều hơn vào sự phát triển của các sản phẩm điện toán đám mây Office 365 và Azure. Cả hai mảng này đang phát triển mạnh trong khi những mảng kinh doanh truyền thống của Microsoft liên tục sụt giảm. Mặc dù sứ mạnh mới của Nadella chưa mang lại sự phát triển vượt bậc nhưng nó đã giúp khôi phục lại hình ảnh của Microsoft.
Gates đã từng nói với USA Today rằng ông thích làm việc với Nadella và hiện ông đang làm cố vấn đặc biệt cho CEO của Microsoft. Ngoài ra, Gates còn đóng vai trò định hướng Microsoft trong các thương vụ đầu tư vào công nghệ tiên tiến nhằm cạnh tranh với Apple, Google và Amazon.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI