CEO Microsoft vừa kể lại câu chuyện cuộc đời, truyền cảm hứng cho tất cả người xem tại sự kiện
Câu chuyện phản ánh cả một thế hệ đi sau làm khán giả thắc mắc về hai từ "cơ hội".
Tại thời điểm bước lên sân khấu và ngay trước khi bước vào những sự kiện chính, CEO đương nhiệm của Microsoft, ông Satya Nadella đã kể lại câu chuyện về thứ gì đã truyền cảm hứng cho ông và thậm chí, góp phần truyền cảm hứng và phản ánh cuộc đời của cả một thế hệ trẻ.
Đó là một vùng hẻo lánh tại Ấn Độ, khi mà Thế chiến Thứ Nhất đang bước vào hồi kết, cụ ông của Nadella qua đời, để lại cụ bà cô đơn sống trong nghèo khổ cùng hai người con trai. Để có thể một mình nuôi con, cụ đã chuyển toàn bộ gia đình mình tới một thị trấn gần đó, và đưa ra những quyết định khó khăn để có thể tự mình trang trải cho cả gia đình.
Satya Nadellal, CEO đương nhiệm của Microsoft.
Bà nhận làm người giúp việc cho một gia đình và với số tiền ít ỏi mình kiếm được, bà chỉ có thể cho một người con trai duy nhất đi học. Nói về hai người con, dù tuổi tác không cách biệt nhau là mấy nhưng tính cách của hai người lại vô cùng trái ngược, một người được cho là rất có trách nhiệm với gia đình và công việc, còn một người thì lại nổi tiếng là quậy phá.
Trái ngược với những gì mọi người nghĩ, người cụ lại cho người con có trách nhiệm (và được coi là có tương lai tươi sáng hơn) vào lực lượng lao động. Ông đã trở thành một người thợ làm việc trong một công trường xây dựng, và cứ tiếp tục làm công việc này tới hết đời. Không mảy may có một cơ hội học hỏi thêm cái mới, thăng tiến trong công việc.
Người con trai quậy phá kia được gửi vào một trường học tại địa phương, và đó cũng chính là người ông của Satya Nadella. Dù rằng được mọi người cho là thiếu trách nhiệm, ông cố gắng học hành và ra trường, trở thành một sĩ quan cảnh sát. Dù bước vào lực lượng lao động của đất nước muộn hơn tới gần 10 năm, lương và sự nghiệp của ông tốt hơn hẳn người anh của mình.
Chính sự nghiệp học hành và sự nghiệp sau khi ra trường ấy đã thôi thúc người cha của Satya Nadella phải cố gắng học hành, gây dựng sự nghiệp. Và rồi, chính bản thân CEO của Microsoft cũng tự mình theo đuổi ước mơ của chính bản thân mình, để trở thành người hết sức thành đạt như ngày hôm nay.
Cơ hội mà người ông Nadella có được chính là một ví dụ điển hình cho một thế hệ nối tiếp gặp đầy những rủi ro, bất trắc và những điều không thể lường trước trong sự nghiệp của mỗi cá nhân. Câu chuyện cá nhân này, theo như lời Nadella, là sự phản chiếu của một sự thực không còn quá xa lạ với chúng ta: “Tài năng có ở khắp mọi nơi, nhưng cơ hội thì luôn có hạn”.
Cơ hội một phần là do chính bản thân mình tạo ra, và một phần tới từ những tác động không ngờ tới của ngoại cảnh. Nhiều yếu tố khó lường, nhưng luôn có một yếu tố bất biến, đó chính là bản thân chúng ta. Những cơ hội không phải lúc nào cũng có và cũng tới trong tầm tay, vì thế ta phải cố vươn ra để nắm bắt nó, chớp lấy mọi thời cơ có thể để chính mình tạo nên câu chuyện với kết thúc có hậu cho bản thân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI