CEO startup 3 tỷ USD: "Hãy cứ sợ hãi thất bại đi, như vậy bạn sẽ thành công"
“Nếu bạn sợ sự thất bại và nhục nhã thì bạn sẽ làm mọi cách để tránh nó”, ông nói.
Stewart Butterfield, CEO/Đồng sáng lập công ty Slack, luôn hiểu được cảm giác đứng dậy sau gục ngã và bắt đầu mọi thứ lại từ đầu. Thậm chí ông ấy còn phải làm điều đó 2 lần. Slack là ứng dụng trò chuyện nội bộ có giá trị hiện tại gần 3 tỉ USD.
Thất bại đầu tiên của ông là tựa game có tên “Game Neverending”.
Thất bại thứ hai cũng là một tựa game có tên “Glitch”.
Tuy cả hai thương vụ trên đều không thành công, nhưng chính sự thất bại đó đã dẫn đến sự thành công của ông trong ngày hôm nay.
“Chúng tôi bắt đầu làm việc cho những tựa game trên trong vòng 3 năm rưỡi. Công ty bao gồm tổng cộng 45 nhân viên. Có một lúc chúng tôi nhận ra rằng mình sẽ không đi đến đâu cả và khoản tiền vốn 17,5 triệu USD từ các nhà đầu tư là một sự phí phạm lớn. Cho nên chúng tôi quyết định từ bỏ nó”.
“Trong suốt 3 năm rưỡi làm việc ấy, chúng tôi đã thiết kế một hệ thống liên lạc nội bộ nhưng nó chỉ là một ứng dụng nhỏ. Và chúng tôi cải thiện nó từng ngày, nó được thiết kế theo nhu cầu của chúng tôi chứ không phải là theo người dùng nào. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để thiết kế một sản phẩm phần mềm nào đó. Hệ thống này là tiền đề cho ứng dụng Slack ngày nay”.
“Sau khi từ bỏ tựa game, chúng tôi nhận ra hệ thống liên lạc nội bộ của mình thật thú vị, và có thể nhiều người sẽ thích sản phẩm này tương tự như mọi người trong công ty tôi thích nó vậy. Vì thế tôi đã thuyết phục các nhà đầu tư cho tôi cơ hội để phát triển hướng đi mới”.
Butterfield nói rằng không có gì tệ hơn là sự thất bại cả.
“Nếu bạn sợ sự thất bại và nhục nhã thì bạn sẽ làm mọi cách để tránh nó”, ông nói.
“Việc đóng cửa tựa game Glitch mà chúng tôi đang làm khiến tôi cảm thấy thật tệ hại. Đầu tiên là sự nhục nhã vì tôi đã nhận tiền từ các nhà đầu tư nhưng tôi đang từ bỏ nó. Chúng tôi còn có hàng trăm hàng ngàn người đang chơi và chúng tôi phải nói ‘Xin lỗi các bạn, chúng tôi sẽ hủy hoại thế giới tươi đẹp mà bạn đã tạo ra”.
“Nhưng điều tồi tệ nhất là khi tôi phải nói với mọi người rằng họ sẽ không còn việc làm nữa. Lúc đó tâm trạng tôi thật kinh khủng”.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI