CEO Sundar Pichai của Google từng nghĩ rằng Gmail là... trò đùa nhảm nhí
Những suy nghĩ hài hước của ông quả thực khiến nhiều người phải bất ngờ.
Đối với Sundar Pichai - CEO của Google - có được vị trí công việc của mình tại công ty không hề là điều dễ dàng như mọi người tưởng. Pichai bước chân vào Google năm 2004, và bất ngờ là ngày phỏng vẫn của ông rơi vào đúng Cá Tháng Tư. Khi ấy Google vừa ra mắt dịch vụ thư điện tử Gmail, và tất nhiên, cũng giống như nhiều người khác, Pichai cho rằng đó thực ra là một trò đùa chơi khăm đến từ công ty.
Trong một cuộc bàn luận tại Học viện Công nghệ Ấn Độ, Pichai đã chia sẻ về kỷ niệm khi bị hỏi về dịch vụ Gmail này.
"Khi ấy tôi chưa có cơ hội được dùng thử nó, vì quyền truy cập chỉ được giới hạn cho một bộ phận cá nhân cấp phép sẵn, cho nên tôi tưởng rằng đó là trò đùa nhảm nhí nào đó," Pichai phát biểu trước 3500 sinh viên.
Thậm chí ông còn không ngó ngàng gì đến nó vì cho rằng đó vẫn là một trò đùa, cho đến khi nhận ra đó là một sai lầm lớn của mình khi chứng kiến sự không bằng lòng của người phỏng vấn mình.
"Trong lần phỏng vấn thứ 4, khi một người hỏi 'Bạn đã dùng Gmail chưa?', tôi nói chưa, và sau đó họ mở nó lên," Pichai hồi tưởng. "Và rồi lần phỏng vấn sau đó, tôi đã kịp thời đưa ra được những suy nghĩ của mình về dịch vụ này và các tiềm năng phát triển."
Pichai cũng cho biết mình nằm trong một số ít những người đầu tiên không được phỏng vấn bởi Larry Page - một trong những người sáng lập nên Google. "Thi thoảng tôi vẫn đùa rằng thực ra tôi vào được Google là do ông ấy đã không đích thân đến phỏng vấn tôi đó."
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI