Lo ngại những tác động tiêu cực, anh Justin Rosenstein đã khóa toàn bộ chức năng thông báo của các ứng dụng mạng xã hội trên máy tính và điện thoại cá nhân.
Anh Justin Rosenstein, 34 tuổi đã tự điều chỉnh lại hệ điều hành trên máy tính cá nhân nhằm ngăn bản thân truy cập vào Reddit hay Snapchat, những trang mạng xã hội được so sánh là "chẳng khác gì ma túy".
"Tôi quyết định mua hẳn một chiếc iPhone rồi yêu cầu nhân viên bán hàng đặt chế độ quản lý đặc biệt vào tháng 8/2017. Tôi không muốn bản thân tải về bất kì một ứng dụng nào cả".
Hành động trên có thể khiến nhiều người cảm thấy ngược đời, đặc biệt khi biết anh Rosenstein từng đảm nhiệm công việc kỹ sư lập trình tại Facebook và là một trong những cá nhân đặt nền móng cho chức năng "Like" mà trang mạng xã hội hàng đầu thế giới này đang sử dụng.
Anh Justin Roenstein, 34 tuổi là cha đẻ của nút "Like" trên trang mạng xã hội Facebook.
Năm 2007, anh Rosenstein cùng vài đồng nghiệp tại Facebook đã cùng thảo luận về việc tạo ra cách chia sẻ cảm nhận tích cực chỉ bằng một cú click chuột duy nhất cho mạng xã hội này
Sau khi tìm được hướng đi, họ đã dành nhiều đêm thức trắng để tìm kiếm phương án lập trình thích hợp với thành quả cuối cùng là phím "awesome" (tuyệt vời), tiền thân của chức năng "Like".
Sau khi ra đời vào năm 2009, chức năng này khiến tần suất truy cập của Facebook tăng mạnh, đồng thời giúp họ thu thập được nguồn thông tin hết sức giá trị về sở thích của người dùng và bán lại chúng cho các công ty quảng cáo trực tuyền khác.
Hàng loạt trang mạng xã hội khác như Twitter hay Instagram cũng lập tức ra mắt chức năng "Like", tạo nên thứ mà anh Rosenstein gọi là nền kinh tế của sự chú ý – một hệ thống mạng xoay quanh nhu cầu của các nhà quảng cáo.
Nhận xét về đứa con tinh thần, anh Rosenstein cho biết: "Chức năng đó giúp người dùng tăng thêm sự tự tin trong thời gian nhất định - nhất là khi được cư dân mạng ủng hộ nhiệt tình.
Tuy nhiên, chúng chỉ là những điểm sáng đại diện cho tính thỏa mãn giả dối, tuy trống rỗng song lại tràn đầy mê hoặc".
Nhiều tính năng trên mạng xã hội có tính "gây nghiện " cao.
Anh Rosenstein cũng không phải là trường hợp cá biệt tại kinh đô công nghệ cao Silicon Valley.
Nhiều nhân viên thiết kế, kỹ sư và chuyên viên phát triển sản phẩm khác – hay thậm chí là đội ngũ từng tham gia đặt nền móng cho thế giới công nghệ số hiện đại giờ đây lại bắt đầu tách bản thân khỏi thành quả do chính mình gây dựng.
Họ thậm chí còn gửi con em vào học ở các ngôi trường tư với nội quy cấm học sinh sử dụng thiết bị thông minh.
"Điều đó tương đối bình thường khi con người cố gắng tạo ra những thứ mới với ý tưởng tốt đẹp, rồi lại phải chứng kiến chúng đem tới hàng loạt hậu quả tiêu cực không lường trước được", Rosenstein chia sẻ.
Cũng bởi vậy, sau khi chấm dứt "nghiệp làm thuê" thì anh đã thành lập công ty công nghệ riêng chuyên nghiên cứu và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên công sở - nhóm đối tượng có thói quen mở chiếc điện thoại tới hàng trăm hoặc hàng nghìn lần mỗi ngày. Thói quen mở điện thoại thường xuyên gây nên tình trạng sao nhãng, mất tập trung cũng như suy giảm năng suất làm việc.
Nghiệm trọng hơn, anh Rosenstein cùng nhiều người khác tin rằng mạng xã hội đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống chính trị tại các quốc gia và nếu không được kiểm soát kịp thời thì nó còn khiến nền dân chủ trở nên lỗi thời - điển hình là những gì đã xảy ra trước Brexit hay cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín