Chai nước tự phân hủy làm bằng tảo biển, phải chăng đây là là tương lai của ngành nhựa?

    Long.J,  

    “Tôi cảm thấy có một nhu cầu cấp bách phải tìm cách để thay thế một số lượng không tưởng của những đồ nhựa mà chúng ta làm ra, sử dụng, và vứt đi mỗi ngày. Tại sao chúng ta lại sử dụng những chai nhựa làm từ loại vật liệu mà phải mất đến hàng trăm năm để phân hủy trong tự nhiên để uống một lần và sau đó vứt đi?”

    Nhà thiết kế Ari Jonsson - hiện đang là sinh viên tại Học viện nghệ thuật Iceland, người luôn tin tưởng khoa học công nghệ sẽ mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn, đã đưa ra thiết kế chai nhựa tự phân hủy sinh học làm từ tảo. Những chai nước bằng nhựa thông thường có giá thành cao và phải mất đến hàng trăm năm, hàng nghìn năm để phân hủy trong lòng đất. Thực tế cho thấy, có ít nhất một nửa trong số tất cả các chai nhựa được sử dụng chỉ một lần duy nhất khiến cho lượng chất thải này ngày nhiều đến mức báo động.

    Chai nước tự phân hủy làm bằng tảo biển, phải chăng đây là là tương lai của ngành nhựa? - Ảnh 1.

    Tôi cảm thấy có một nhu cầu cấp bách phải tìm cách để thay thế một số lượng không tưởng của những đồ nhựa mà chúng ta làm ra, sử dụng và vứt đi mỗi ngày. Tại sao chúng ta lại sử dụng những chai nhựa làm từ loại vật liệu mà phải mất đến hàng trăm năm để phân hủy trong tự nhiên để uống một lần và sau đó vứt đi? ”, Jonsson chia sẻ

    Chai nước tự phân hủy làm bằng tảo biển, phải chăng đây là là tương lai của ngành nhựa? - Ảnh 2.

    Giải pháp sáng tạo của cô để giải quyết vấn đề ô nhiễm do nhựa gây ra xuất phát từ Agar - một hợp chất làm từ tảo. Agar đã được sử dụng trong khoa học từ rất sớm khi khái niệm môi trường rắn đầu tiên được gợi ra vào năm 1881 bởi Robert Koch, một nhà vi sinh vật học nổi tiếng người Đức. Trong quá trình nghiên cứu, ông và cộng sự của mình, Walther Hess, đã sử dụng agar - thường dùng làm chất kết đông bởi ưu điểm không chỉ đông đặc tốt ở nhiệt độ dưới 40 độ mà còn không bị vi sinh vật phân giải làm biến tính. Môi trường kết đông bằng agar từ khi mới ra đời đến nay đã trở đối tượng nghiên cứu quan trọng không thể thiếu của giới khoa học.

    Chai nước tự phân hủy làm bằng tảo biển, phải chăng đây là là tương lai của ngành nhựa? - Ảnh 3.

    Thực ra việc chế tạo cũng khá đơn giản, để làm ra một chai nhựa từ tảo, Jonsson trộn bột agar cùng với nước. Khi hỗn hợp đạt đước độ kết dính giống như thạch sẽ được làm tăng nhiệt độ trước khi đổ vào một khuôn lạnh. Các khuôn được chứa trong một thùng chứa nước đá cho đến khi hỗn hợp thành hình dáng của một chai nước. Chỉ sau một thời gian ngắn được làm lạnh, các chai này sẽ sẵn sàng được mang ra sử dụng.

    Chai nước tự phân hủy làm bằng tảo biển, phải chăng đây là là tương lai của ngành nhựa? - Ảnh 4.

    Các chai nước làm từ tảo có thể giữ được hình dạng độc đáo của chúng cho đến khi chúng trống rỗng. Sau đó chúng bắt đầu phân hủy. Có thể coi đây là một sự thay thế hoàn toàn tự nhiên cho vật liệu nhựa. Thậm chí theo Jonsson người sử dụng còn có thể...nhai chai nước nếu như họ muốn thưởng thức mùi vị của chúng vì Agar vẫn thường được sử dụng để tạo đông trong các món tráng miệng, an toàn đối với con người và môi trường.

    Chai nước tự phân hủy làm bằng tảo biển, phải chăng đây là là tương lai của ngành nhựa? - Ảnh 5.

    Jonsson đã trưng bày dự án của mình tại DesignMarch, một triển lãm thiết kế được tổ chức mới đây tại thành phố Reykjavik, Iceland.

    Theo Dezeen

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ