Chán ghét cảnh khách cứ cắm mặt vào điện thoại, chủ quán bar úp lồng chắn sóng quanh quán
Không rõ liệu lồng Faraday của Tyler có thể chặn được sóng Wi-Fi, vốn có bước sóng ngắn hơn tín hiệu điện thoại hay không, vậy nên vẫn có khả năng những người ở quán bar của anh vẫn kết nối được với Internet.
Ngày nay, đa phần chúng ta đều sử dụng smartphone gần như là mọi nơi, ngay cả khi đi chơi với bạn bè thì cũng không thể rời mắt khỏi điện thoại. Để giúp các vị khách của mình rời khỏi mạng xã hội ảo và hòa nhập vào cuộc sống thật, người chủ một quán bar ở Vương quốc Anh đã dùng đến biện pháp…khoa học.
Steve Tyler, chủ của quá bar Gin Tub ở Đông Sussex, đã tự tạo cho mình một chiếc lồng Faraday xung quanh quán để chặn sóng điện thoại khỏi quán bar của anh. Anh đã lắp đặt khung kim loại khắp tường và trần nhà để lọc các tín hiệu điện trường trước khi chúng truyền vào trong quán.
Quán bar không sóng điện thoại của Tyler
Hiệu ứng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1836 bởi nhà vật lý Michael Faraday, nó cũng khá giống với cách mà các tai nghe chống ồn chủ động hoạt động: chặn tiếng ồn bên ngoài vào bằng cách tạo ra bước sóng âm thanh ngược lại. Khi điện từ bức xạ, như tín hiệu điện thoại, đi qua lồng Faraday, nó sẽ khiến các electron trong kim loại di chuyển và tạo ra một trường điện từ ngược lại, vô hiệu hóa bước sóng bức xạ.
Có thể bạn cũng đang sở hữu một chiếc lồng Faraday trong nhà của mình, đó chính là lò vi sóng. Phần lưới kim loại mà bạn nhìn thấy đằng sau tấm cửa kính chính là để ngăn chặn sóng rò rỉ ra ngoài.
Nhiều loại ví hiện đại ngày nay cũng có một lồng Faraday nhỏ được tích hợp bên trong để ngăn chặn kẻ trộm lấy thông tin từ thẻ ATM của bạn. Những tên trộm có thể lấy thông tin bằng cách phát ra một tần số vô tuyến giống với tần số mà các máy thanh toán thẻ không chạm (paywave machine) phát ra, để đánh lừa chip trong thẻ của bạn gửi dữ liệu lại, như số thẻ và ngày hết hạn.
Lò vi sóng cũng là một loại lồng Faraday
Tyler nói với BBC rằng anh đã xây lồng Faraday bằng lá bạc và lưới đồng.
“Nó không phải là hệ thống hoàn hảo, không có chất lượng chuẩn quân đội”, Tyler giải thích. “Tôi chỉ muốn mọi người tận hưởng một buổi tối tại quán bar của mình mà không bị làm phiền bởi điện thoại. Thay vì nói họ đừng nên dùng điện thoại, thì tôi ngăn không cho điện thoại hoạt động”.
Lồng Faraday không giống như các thiết bị gây nhiễu điện tử, hoạt động bằng cách chủ động phát ra tín hiệu điện từ để ngăn chặn người khác nhận sóng radio. Sử dụng các thiết bị gây nhiễu là phạm pháp, nhưng lồng Faraday thì không, chúng chỉ thụ động lọc tín hiệu điện thoại. Dù vậy có thể nhiều người sẽ không thích ý tưởng mình không thể nhận tín hiệu điện thoại ở quán bar.
Cũng không rõ liệu lồng Faraday của Tyler có thể chặn được sóng Wi-Fi, vốn có bước sóng ngắn hơn tín hiệu điện thoại hay không, vậy nên vẫn có khả năng những người ở quán bar của anh vẫn kết nối được với Internet.
Dù sao thì điều này cũng chứng minh là vấn đề nào của bạn cũng có thể được giải quyết bằng khoa học.
Tham khảo: ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"