"Chân rết" của tổ chức rửa tiền lớn nhất lịch sử thế giới bị bắt ở Việt Nam
Ngày 28.5 Cục Cảnh sát hình sự (C45) cho biết đã kết luận điều tra vụ án kinh doanh trái phép tiền điện tử Liberty Reserve (viết tắt là LR).
Theo báo Công an nhân dân, đây là vụ án lần đầu tiên được xử lý tại Việt Nam, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, bởi theo nhận định của các điều tra viên, Liberty Reserve có thể là “điểm cuối cùng” trong quá trình hoạt động phạm tội, từ mua bán thông tin thẻ tín dụng, trộm cắp hàng hóa, tống tiền, làm thẻ tín dụng giả, cá độ bóng đá... đều được các đối tượng thanh toán cho nhau bằng LR, sau đó được đổi thành tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
Vụ án nói trên bắt nguồn từ việc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Tổng cục VI)- Bộ Công an nhận được công văn của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ và từ Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia đề nghị hỗ trợ xác minh về tổ chức tội phạm sử dụng công nghệ cao đánh cắp dữ liệu trong hệ thống máy tính để tống tiền. Đường dây này liên quan bốn người Việt Nam cư trú tại Hải Phòng- được báo nhận tiền thông qua hệ thống chuyển tiền của Western Union.
Từ đây, Tổng cục VI đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp điều tra xác minh. Sự thật được bóc trần đầy bất ngờ: Cơ quan cảnh sát điều tra lại phát hiện những người được nêu tên trên chưa từng đến nhận tiền tại các đại lý Western Union.
Vậy ai đội lốt họ để nhận tiền? Qua điều tra, cơ quan công an xác định các giao dịch trên được thực hiện qua Công ty cổ phần Thịnh Vũ (có trụ sở tại quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng, do Vũ Văn Lăng, 30 tuổi, làm giám đốc), Công ty TNHH Giao Dịch Nhanh (ở quận Lê Chân, TP. Hải Phòng, do Nguyễn Thế Dũng làm giám đốc). Tất cả giao dịch trên đều do Vũ Văn Lăng “phù phép” bằng cách sử dụng bản photocopy giấy CMND của những người có tên trên lập chứng từ để nhận tiền.
Theo các điều tra viên, Vũ Văn Lăng lập ra Công ty Thịnh Vũ từ năm 2008, làm đại lý phụ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Phòng (BIDV Hải Phòng) để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, mục đích của Lăng không phải để kinh doanh mà để có quyền chi trả ngoại tệ phục vụ việc kinh doanh tiền điện tử Liberty Reserve.
Lăng đã sử dụng bản sao giấy CMND của nhiều người lập hồ sơ khách hàng để nhận tiền của Western Union- thông qua các đại lý chi trả Western Union của Thịnh Vũ, Nam Phong và Giao Dịch Nhanh. Lăng đã thu mua LR từ trong nước và nước ngoài, sau đó bán cho người nước ngoài để thu lợi, các giao dịch nói trên được thực hiện thông qua mạng Internet. Những người mua LR của Lăng trả tiền bằng cách gửi tiền về cho y thông qua đại lý Western Union mà chính Công ty cổ phần Thịnh Vũ làm đại lý của dịch vụ này.
Ngày 3.6.2011, Western Union Việt Nam đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty Thịnh Vũ do phát hiện công ty này có nhiều vi phạm và có liên quan đến tiền điện tử. Tháng 6.2011, Công ty cổ phần Thịnh Vũ bị Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. Hải Phòng tước giấy phép kinh doanh. Để tiếp tục thu lợi từ việc kinh doanh LR, Vũ Văn Lăng đã thỏa thuận với Nguyễn Thế Dũng và Nguyễn Văn Chiển (Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Nam Phong) mở đại lý phụ của ngân hàng để chi trả ngoại tệ từ Western Union, giúp Vũ Văn Lăng kinh doanh trái phép. Đổi lại, Dũng và Chiển sẽ nhận được khoản phí hoa hồng mà ngân hàng chi trả.
Theo CAND
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"