Chàng trai “hồi sinh” bà nội đã mất bằng AI sống động như thật nhưng gây tranh cãi lớn: Đâu là giới hạn của công nghệ?
Một thanh niên 24 tuổi ở Trung Quốc đã giả lập hình ảnh và dạy ChatGPT cách nói chuyện để dựng lại người bà cùng anh trò chuyện mỗi ngày.
- Khi ChatGPT thành chuyên gia... tâm lý: Biết lắng nghe, biết động viên, không phán xét và luôn có mặt lúc bạn cần
- ChatGPT khiến giới chuyên gia tài chính sửng sốt: Có thể giải mã thông điệp chính sách của Fed, dự đoán đúng xu hướng giá cổ phiếu
- Bác sĩ Mỹ sửng sốt khi phiên bản mới nhất của ChatGPT chẩn đoán 'giỏi hơn nhiều bác sĩ', phát hiện được cả bệnh hiếm gặp chỉ sau vài giây
Một chàng trai 24 tuổi họ Ngô sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) mới đây đã gây tranh cãi khi sử dụng AI để "hồi sinh" người bà quá cố của mình.
Vào tháng 3, anh đã đăng tải một đoạn video có âm thanh và hình ảnh cuộc trò chuyện giữa mình với phiên bản AI của người bà đã khuất. Cuộc nói chuyện sinh động và không có cảm giác gì là giả.
Trong video, Ngô nói: “Bà nội, bố và cháu sẽ về quê ăn Tết Nguyên đán với bà năm nay. Bố đã gọi cho bà lần trước. Bà đã nói gì với bố cháu thế ạ?”. Sau đó người bà đáp: “Bà đã bảo bố không được uống rượu, tiết kiệm tiền và đừng chơi bài”. Chàng trai tiếp tục đáp: “Vâng ạ, bà nên khuyên bố cháu. Bố gần 50 tuổi rồi mà vẫn uống rượu hàng ngày. Ông ấy thậm chí không có tiền tiết kiệm. Bà ơi, bà đã mua gì để chuẩn bị Tết chưa ạ?”. “Bà đã mua hai chai dầu ăn do người ta tự ép dầu. Nó có mùi thơm lắm, chỉ 75 nhân dân tệ thôi”, người bà đáp lại.
Trong cuộc trò chuyện của họ, hình ảnh của người bà trông có vẻ chăm chú, như thể đang lắng nghe và miệng bà mấp máy khi nói.
Ngô cho biết anh có mối quan hệ sâu sắc với bà, người đã qua đời vì Covid-19 vào tháng 1 năm nay ở tuổi 84. Bà nội là người đã nuôi nấng anh từ nhỏ sau khi cha mẹ anh ly hôn.
Khi bà của anh bị ốm, Ngô đã trở về quê hương ở miền nam Trung Quốc chăm sóc. Anh túc trực bên cạnh bà trong 15 ngày nhưng không bao giờ có cơ hội nói lời tạm biệt vì bà hôn mê cho đến khi qua đời. Điều này vẫn khiến anh đau đớn và tiếc nuối khôn nguôi.
Ngô là một nhà thiết kế nghệ thuật thị giác. Khi phải cố gắng vượt qua cái chết của bà mình, Ngô đã nảy ra ý tưởng “hồi sinh” bà bằng công nghệ AI. Anh đã sử dụng phần mềm hình ảnh và những bức ảnh cũ để tạo ra một hình ảnh sống động của bà. Sau đó, Ngô huấn luyện AI bắt chước giọng nói của bà bằng cách sử dụng bản ghi âm các cuộc trò chuyện qua điện thoại của anh với bà trước đây.
Ngô cũng dành thời gian nói chuyện với chatbot AI ChatGPT để dạy AI này cư xử giống như bà của mình.
“Tôi đã chia sẻ nhiều chi tiết về cuộc đời của bà tôi với ChatGPT, hy vọng nó có thể hiểu hoàn cảnh gia đình và cách nói của bà để có thể giao tiếp với tôi bằng giọng điệu của bà tôi. Hiện tại, 'bà' chỉ có thể trò chuyện đơn giản. Khi tôi nói phức tạp hơn, AI chưa thể hiểu được”, Ngô nói.
Ngô cho biết dự án "hồi sinh” bà của anh chỉ là để an ủi tâm lý. Anh cảm thấy vui khi vẫn được nhìn và nói chuyện với bà, ngay cả khi biết rõ đó không phải là thật.
Câu chuyện đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên mạng xã hội Trung Quốc với 2 luồng ý kiến trái chiều. Có người ủng hộ Ngô và khen ngợi tài năng của anh: “Tôi đứng về phía anh ấy. Nhưng cá nhân tôi không dám làm chuyện như vậy vì nó sẽ khiến tôi buồn thêm”. Một người dùng mạng khác thì nói: “Đó là một cách để giải tỏa nỗi buồn. Những gì vlogger này làm thật có ý nghĩa. Rốt cuộc thì bầu bạn với AI vẫn là một hình thức đồng hành mà”.
Thế nhưng bên cạnh có không ít ý kiến cho rằng đây là hành vi đi quá giới hạn và những dự án như thế này chỉ khiến con người bị công nghệ điều khiển, thao túng: “Chúng ta nên trực tiếp đối mặt với thực tế. Sinh tử là chuyện bình thường ở đời. Đó không phải là con người thật của bà ấy. Anh không sợ khi nói chuyện với “bà” ấy sao? Tôi nghĩ anh nên để bà mình yên nghỉ và nhớ bà trong tim với những kỷ niệm thực sự, không phải sự níu kéo giả tạo như thế này”.
Nguồn: SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"