VTV.vn - Châu Âu đang thể hiện sự nghiêm túc trong việc thử nghiệm hệ thống giao thông Hyperloop tiên tiến, có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giao thông vận tải.
- Hãng chip Nga chật vật vì một nửa số chip sản xuất tại Nga vừa ra lò đã bị lỗi
- Mã độc mới phát hiện trên iPhone nguy hiểm đến thế nào: Đánh cắp dữ liệu Face ID, truy cập vào tài khoản ngân hàng
- Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu bị hack mất 500 triệu đồng trong tài khoản như thế nào?
- Quốc gia châu Á chi gần 100 tỷ USD làm hệ thống tàu điện ngầm nhanh bậc nhất thế giới, chạy 180km/h, giảm thời gian đi lại giữa 2 tỉnh từ 80 phút xuống chỉ còn 19 phút
- Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?
Đường hầm dài nhất châu Âu để thử nghiệm công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop đã được mở cửa hôm 27/3 tại Hà Lan.
Nằm ở trung tâm đường sắt đã ngừng hoạt động gần thành phố Veendam ở phía Bắc Hà Lan, đường hầm màu trắng hình chữ Y dài 420m bao gồm 34 đường ống nối liền nhau rộng khoảng 2,5m. Gần như tất cả không khí bị hút khỏi đường hầm để giảm lực cản và phương tiện chạy bên trong được đẩy bằng nam châm ở tốc độ có thể lên tới 1.000 km/h.
Một tính năng độc đáo là đường ống có một đoạn được chia thành 2 ống riêng biệt; cho phép phương tiện chuyển làn và di chuyển đến những địa điểm khác nhau.
Trung tâm Hyperloop châu Âu là cơ sở duy nhất trên thế giới có đường chuyển làn, đó là một nhánh đường hầm rẽ từ đường chạy chính, cho phép các nhà khoa học kiểm tra những gì xảy ra khi phương tiện đổi hướng ở tốc độ cao. Người ta kỳ vọng một mạng lưới đường hầm Hyperloop dài 10.000 km sẽ chạy ngang dọc khắp châu Âu vào năm 2050.
Công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop có thể đạt tốc độ lên tới 1.000 km/h (Ảnh: EuroTube)
Hiện công ty Hardt Hyperloop ở Hà Lan đã lên kế hoạch chạy thử nghiệm phương tiện sơ bộ trong những tuần tới. Trung tâm cũng mở cửa với các công ty phát triển bất kỳ khía cạnh nào của công nghệ Hyperloop. Tuy nhiên, giới khoa học thừa nhận còn một chặng đường dài trước khi công nghệ hoàn toàn sẵn sàng và còn lâu mới có thể thử nghiệm chở khách. Hoạt động chở khách đầy đủ sẽ có sẵn vào năm 2030, có thể trên chặng ngắn khoảng 5 km.
Tỷ phú Elon Musk, giám đốc điều hành công ty SpaceX và Tesla, chính là người đầu tiên nêu ý tưởng về công nghệ Hyperloop trong một bài báo năm 2013 đề xuất "phương tiện giao thông thứ 5" nối San Francisco và Los Angeles. Ông Musk đưa ra giả thuyết rằng các toa tàu hình viên nang bằng nhôm chứa đầy hành khách hoặc hàng hóa có thể được đẩy qua một ống gần như không có không khí với tốc độ lên tới hơn 1.200 km/h.
Mặc dù phương thức giao thông Hyperloop có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giao thông vận tải, song, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Hyperloop là ý tưởng không thực tế và bày tỏ nghi ngại về trải nghiệm của hành khách khi lao xuyên qua đường ống hẹp ở tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI