Chế độ ban đêm Night Shift trên iPhone giúp ngủ ngon hơn? Nghiên cứu mới nhất chứng minh điều ngược lại
Tất cả chỉ là mánh lới quảng cáo mà thôi.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây cho thấy các thiết kế giao diện người dùng mà chúng ta vẫn hay gọi là "chế độ ban đêm", như Night Shift của Apple và Dark Mode trên iOS, thực ra lại gây nên những vấn đề bất lợi cho chất lượng giấc ngủ, trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố mà các hãng đưa ra trong các chiến dịch quảng cáo sản phẩm.
iPhone ở chế độ thường và iPad Pro ở Night Shift
Cụ thể, theo nghiên cứu được tiến hành bởi Tiến sỹ Tim Brown, độ sáng màn hình mới là yếu tố gây nhiều kích thích lên đồng hồ sinh học của cơ thể chứ không phải màu sắc màn hình. Quan trọng hơn, nghiên cứu này cho thấy ánh sáng xanh không có nhiều tác động lên nhịp sinh học của người dùng thiết bị như suy nghĩ trước đây.
Dù nghiên cứu này được tiến hành trên loài chuột, không phải con người, nhưng những thông tin mà nó mang lại đã đảo ngược hoàn toàn những nghiên cứu cơ bản trước đây - chính là những nghiên cứu đã thúc đẩy các công ty công nghệ đổ tiền và hàng năm trời công sức vào việc phát triển các giao diện tối cho thiết bị của họ.
Như các bạn đã biết, chế độ giao diện tối hiện đã trở thành một trào lưu phổ biến sau khi Apple và các nhà sản xuất hàng đầu thế giới tích hợp các tính năng quản lý ánh sáng màn hình chuyên dụng được thiết kế để cắt giảm ánh sáng xanh phát ra. Các công ty đều dựa trên lý thuyết rằng ánh sáng xanh làm gián đoạn nhịp giấc ngủ, bởi nó ngăn sự sản sinh tự nhiên của chất melatonin bằng cách nhại lại những màu sắc chúng ta thường thấy trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
Để ngăn những hiệu ứng bất lợi lên cơ thể mà ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị như iPhone gây nên, Apple đã giới thiệu một tính năng trong iOS có thể tự động chuyển màu màn hình sang các nhiệt độ màu ấm hơn khi ngày dần trôi về đêm. Được gọi là Night Shift, tính năng quản lý màn hình này đã xuất hiện cùng iOS 9.3 vào năm 2016.
"Chắc chắn có một lý do khoa học hợp lý giải thích tại sao những tính năng đó có thể hiệu quả" - Brown nói.
Ông giải thích rằng những nghiên cứu từng được tiến hành khoảng 20 năm về trước đã liên hệ chất melanopsin - một protein nhạy sáng tìm thấy trong mắt - với đồng hồ sinh học của cơ thể. Vì melanopsin có khả năng nhận biết tốt các photon có bước sóng ngắn, nên người ta cho rằng chúng sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng xanh. Brown cho biết hiện nay, người ta phát hiện ra các tế bào hình nón trong võng mạc, vốn chịu trách nhiệm nhận biết màu sắc, đóng một vai trò đáng kể hơn nhiều trong nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên.
"Hệ thống melanopsin về cơ bản là để nhận biết độ sáng" - ông nói.
Áp dụng những điều này, nghiên cứu của Brown chỉ ra độ sáng quan trọng hơn nhiệt độ màu. Chưa hết, ở cùng một độ sáng, ánh sáng xanh lại dễ chịu hơn so với ánh sáng vàng, bởi màu xanh sẽ phản ánh bảng màu thường thấy khi chạng vạng.
Liệu nghiên cứu mới này có dẫn đến những khám phá mới trong khoa học giấc ngủ con người hay không? Chúng ta chưa biết. Dù sao thì người dùng các thiết bị iOS và macOS dường như rất thỏa mãn với sự hiệu quả của Night Shift và Dark Mode, bất kể sự hiệu quả đó chỉ là do nhận thức của chúng ta tự tạo ra hay là thật đi chăng nữa!
Tham khảo: AppleInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"