Chế hẳn một chiếc tàu giăng lưới ngược lên trời, Elon Musk vẫn không thể hứng được linh kiện tên lửa
Sau tên lửa đẩy, trong lần phóng gần đây Elon Musk còn muốn tái chế cả mũi hình nón của tên lửa.
Mới đây, SpaceX đã phóng thành công tên lửa mang theo những vệ tinh internet đầu tiên của hãng lên vũ trụ. Tuy nhiên, trong lần phóng này có một nhiệm vụ phụ đã không được hoàn thành.
Cụ thể, SpaceX muốn thu thập lại hai mảnh của nắp hình nón để tái sử dụng trong tương lai. Nắp hình nón có nhiệm vụ bảo vệ cho những thứ được tên lửa đưa vào vũ trụ, trong đợt phóng này là hai vệ tinh intenet của SpaceX và một vệ tinh của đối tác, và vào giai đoạn cuối nó sẽ tách ra, rơi xuống Trái Đất.
Mr. Steven
Để làm được điều này, SpaceX đã chế tạo riêng một chiếc thuyền mang tên Mr. Steven. Trên thuyền có một mảng lưới khổng lồ hướng thẳng lên trời. Bên cạnh đó, hai mảnh của mũi hình nón cũng được gắn dù có kết nối GPS để giảm tốc độ rơi và hướng chúng tới vị trí mà Mr. Steven đang chờ sẵn. Tuy nhiên, cuối cùng SpaceX đã không thể hứng được những mũi tên lửa hình nói như dự tính.
Trên Twitter, Elon Musk chia sẻ rằng các mảnh mũi tên lửa đã rơi cách vị trí Mr. Steven khoảng vài trăm mắt nhưng hạ cánh nguyên vẹn xuống biển.
"Sẽ bắt được chúng nếu có những chiếc dù lớn hơn để giảm tốc độ thêm nữa", Musk nói.
Hy vọng rằng trong lần phóng tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 25/2, SpaceX sẽ có thể hoàn thành mọi mục tiêu mà họ đề ra.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI